Tại sao không nên ăn gỉ mũi và ngoáy mũi?

Có lẽ ít nhiều thì hầu hết chúng ta đều từng "tiêu hóa" gỉ mũi của chính mình các bạn nhỉ? Thế nhưng, các bạn có biết rằng việc ăn gỉ mũi thực chất lại mang đến rất nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe và cơ thể. Nói một cách dễ hiểu thì, việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào chúng ta đang đưa các mầm bệnh vào cơ thể các bạn ạ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, 91% người lớn thừa nhận là họ thường xuyên ngoáy mũi, và thậm chí rất nhiều trong số họ đã từng ăn gỉ mũi của chính mình! Vậy, vì sao ăn gỉ mũi lại có thể làm hại đến sức khỏe của chúng ta?


Việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào chúng ta đang đưa các mầm bệnh vào cơ thể.

Gỉ mũi chủ yếu được tạo thành từ nước (mũi), các protein dạng gel (tạo độ sệt) và các protein miễn dịch đặc biệt để có thể chống lại vi trùng (các mầm bệnh) xâm nhập vào mũi. Chúng đóng vai trò như một phòng tuyến giúp chống lại mầm bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể. Khi hít thở, chúng ta không chỉ hít không khí mà còn hít vào cơ thể cả các vi trùng/vi khuẩn... gây bệnh.

Gỉ mũi, với cấu tạo có chứa lớp chất nhờn dính sẽ ngăn chặn và "giữ" các mầm bệnh ấy lại, không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Sau đó, khi chúng ta thở ra, không khí đi ra sẽ khiến lớp chất nhầy "đông cứng, vón cục" lại thành một chất đặc quánh và giam giữ các mầm bệnh tại đó. Và thông thường thì, chúng ta có thể loại bỏ các mầm bệnh đó bằng cách hắt hơi hoặc xì mũi.

Vậy nên, việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào là chúng ta đang đưa (hoặc giải phóng) các mầm bệnh ấy và khiến chúng có thể dễ dàng xâm nhập sâu hơn vào bên trong cơ thể của chúng ta. Một số người thì cho rằng ăn gỉ mũi có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bởi việc này sẽ góp phần huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công các vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn gỉ mũi có bất kỳ lợi ích nào đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc ngoáy mũi bằng tay cũng mang đến nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe. Ví dụ, việc ngoáy mũi có khả năng "giải phóng" một loại vi khuẩn nguy hiểm ẩn dưới móng tay, chính là khuẩn Staphylococcus aureus (Vi khuẩn tụ cầu).


Staphylococcus aureus dưới kính hiện vi điện tử 20000x​.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2006 cho thấy, những người hay ngoáy mũi có khả năng nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn hơn những người khác. Và nếu một người nhiễm khuẩn tụ cầu, họ sẽ mắc rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Các nhiễm trùng điển hình nhất khi nhiễm loại khuẩn này chính là hiện tượng áp-xe nghiêm trọng (khiến các vết thương chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, thường kèm theo hiện tượng chảy mủ). Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp. Thậm chí, nếu tệ hơn, khi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương có thể gây viêm tủy xương.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, chúng có thể được chuyển đến các hệ cơ quan bên trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết), dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Xác định nguyên nhân của việc ngoáy mũi có thể giúp tiết giảm thói quen này. Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Khô mũi: Khắc phục bằng cách tăng độ ẩm trong đường mũi, uống nhiều nước, dùng thuốc xịt mũi và rửa mũi bằng nước ấm và sạch.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Điều trị bằng thuốc chống viêm như thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng: Có thể khắc phục bằng cách sử dụng một số loại thuốc và liệu pháp hành vi hoặc sử dụng bóng giảm căng thẳng, đồ chơi cầm tay,…vv.

Khăn giấy, hoặc ít nhất là bông tăm... là những công cụ hết sức tuyệt vời và phù hợp để giúp chúng ta loại bỏ gỉ mũi đó, miễn là chúng ta sử dụng đừng quá mạnh bạo dẫn đến bị trầy bên trong lỗ mũi là được.

Ăn gỉ mũi không chỉ được xem là hành vi thô lỗ, thói quen này còn có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương khoang mũi. Chỉ có một tuyên bố chỉ ra rằng ăn gỉ mũi có thể có lợi trong việc xây dựng khả năng miễn dịch chống lại một số bệnh nhiễm trùng, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Vì vậy, sẽ an toàn hơn khi bạn không ăn gỉ mũi.

Cập nhật: 04/08/2021 Theo Tinh tế/vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video