Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Trên thế giới có rất nhiều loại thực phẩm có mức độ nguy hiểm tương đương với độ ngon của nó. Ở Namibia, có một loài ếch châu Phi khổng lồ (Pyxicephalus adspersus), người dân địa phương hay gọi là efuma hoặc omafuma (ếch yêu tinh) được xem như một món ăn ngon có tiếng.

Mặc dù việc ăn loài ếch này có thể dẫn tới suy thận và nóng rát ở niệu đạo nhưng người dân vẫn rất thích, còn đặt tên cho món ăn này là Oshiketakata.


Người dân châu Phi cho rằng độ ngon của nó vượt qua cả độ nguy hiểm.

Loài ếch khổng lồ này được ăn nhiều nhất vào mùa mưa. Ngoài người Namibia, người dân khu vực miền nam châu Phi cũng thích món ăn này. Được biết, người Nsenga ở phía Đông thung lũng Luangwa, miền Đông Zambia cũng cực kỳ thích ăn ếch yêu tinh.

Nếu muốn tránh được những nguy hiểm khi ăn ếch yêu tinh, cần phải chế biến kỹ. Tuy nhiên, sự liên quan của món ăn này nguy cơ sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Những thực khách yêu thích sự mạo hiểm hay các món ăn mới lạ rất “khoái” món này.

Mọi người được khuyến cáo nên bắt ếch sau trận mưa thứ 3 hoặc khi ếch bước vào mùa sinh sản.

Theo các báo cáo, ếch châu Phi là loài sống trong môi trường khô hạn và bán khô hạn ở miền trung và miền nam châu Phi. Loài ếch này có những đường gờ dài trên da lưng và một cái đầu khổng lồ trông khá đáng sợ.

Loài vật này có vẻ ngoài đáng sợ và chứa 1 lượng chất độc đủ có thể gây chết người. Tuy nhiên, những người yêu thích món ăn này cho rằng độ ngon của nó vượt qua cả độ nguy hiểm.

Cập nhật: 24/01/2025 Báo Giao Thông
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video