Tại sao virus corona mới mãi chưa có tên như SARS hoặc MERS?

Dù đã làm hơn 9,800 người mắc bệnh, giết chết ít nhất 213 người, virus corona mới xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán vẫn chưa có tên gọi chính thức và gây ra nhầm lẫn trên các tiêu đề.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm ngoái, loại virus corona mới được phát hiện đã làm hơn 9,800 người mắc bệnh, giết chết ít nhất 213 người, khiến việc đi lại trên khắp Trung Quốc bị ngưng trệ. Tất cả điều này đã xảy ra, và virus vẫn không có tên chính thức.

Tên tạm thời của virus - 2019-nCoV - nghe không bắt tai mà cũng chẳng dễ đọc. Các tiêu đề thường gọi nó là "virus corona Vũ Hán" hoặc thậm chí chỉ là "virus Trung Quốc".

Nhưng những cái tên đó gắn virus với những nơi cụ thể, đi ngược lại thực tiễn hiện nay. Virus này đang được gọi đơn giản là coronavirus, một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều loại virus khác.

Theo Atlantic, giữa đợt bùng phát, việc chọn một cái tên có vẻ không phải là vấn đề cấp bách nhất, nhưng bất cứ tên nào được chọn, hay gắn với virus không chính thức, thì cuối cùng, có thể có tác dụng kéo dài.

Dịch bệnh gắn với địa lý

Vào thế kỷ 20, những người phát hiện virus thường đặt tên cho những khám phá của họ theo địa lý: cúm Tây Ban Nha; sốt xuất huyết Crimean-Congo; Lyme, cho thị trấn ở Connecticut; Ebola, cho một dòng sông gần đó.

Những cái tên này mãi mãi ràng buộc những địa phương này với những căn bệnh có thể có hoặc không thực sự bắt nguồn từ đó. Vào năm 2009, "cúm lợn" đã khiến Ai Cập giết tất cả lợn, mặc dù virus này không lây qua lợn. Hội đồng Thịt Lợn Quốc gia ở Mỹ cũng ghét cái tên này.


Một người mẹ và con trai đến một trạm kiểm soát ở tỉnh Hồ Bắc. (Ảnh: Reuters).

Không ai thích bị liên kết với một loại virus khét tiếng, vì vậy việc đặt tên cho nó có thể là một quá trình chính trị khá khó khăn.

Đối với virus mới, Tổ chức Y tế Thế giới đang sử dụng tên tạm thời mang tính trung lập 2019-nCoV - 2019 cho năm virus lần đầu xuất hiện và “nCov” cho "coronavirus mới". (“Corona” liên quan đến hình dạng vương miện được tìm thấy ở các coronavirus, một nhóm bao gồm MERS và SARS nhưng thông thường chỉ lây nhiễm cho động vật).

Nhưng thời gian trong cái tên "2019-nCoV" có thể dễ dàng gây nhầm lẫn khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát vào năm 2020 và đặc biệt là nếu nó quay trở lại trong những năm tới.

Trước đây, các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu của ICTV (Ủy ban quốc tế về phân loại virus) đã làm việc với WHO và chính quyền địa phương để chính thức đặt tên cho các loại virus mới.

Lần này, cho 2019-nCoV, họ sẽ làm việc theo quy cách của WHO được lập ra vào năm 2015 để giải quyết quá trình đặt tên đầy rủi ro.

Quy tắc và kinh nghiệm đặt tên virus

Các quy tắc không khuyến khích tên theo vị trí địa lý, con người, loài động vật, chỉ dấu văn hóa "các thuật ngữ gây ra nỗi sợ hãi không đáng có", như "chưa rõ", "tử thần", "chết người" hoặc "đại dịch".

Họ khuyến khích các tên mô tả triệu chứng (chẳng hạn như hô hấp, viêm não thể bọt biển, khiếm khuyết), các nhóm bị ảnh hưởng (vị thành niên, nhi khoa, sản phụ), thời gian (cấp tính tạm thời), mức độ nghiêm trọng, thời vụ (mùa đông, mùa hè), và thậm chí cả các định danh tùy ý (Alpha, beta, a, b, I, II, III, 1, 2, 3).


Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (phải) và người đứng đầu Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO Michael Ryan tại cuộc họp báo sau khi ủy ban khẩn cấp của WHO thảo luận về việc coronavirus mới có tạo thành trường hợp khẩn cấp y tế quốc tế hay không, tại Geneva, ngày 30/1. (Ảnh: AFP/Getty).

Các tên mô tả kỹ lưỡng này là để thuận tiện cho việc truyền miệng, vì vậy hướng dẫn cũng đề nghị đánh giá các từ viết tắt có tính xúc phạm.

Ví dụ, SARS là từ viết tắt của hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, phù hợp các tiêu chí của thuật ngữ mô tả. Nhưng "SARS" cũng gần với "SAR" - từ viết tắt của Đặc khu Hành chính, tên gọi đầy đủ của Hong Kong.

"Hong Kong bị ảnh hưởng nặng nề từ SARS và không thích việc virus có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện với tên ám chỉ nguồn gốc của Hong Kong", Helen Branswell viết trong STAT.

Đợt dịch cuối cùng mà các nhà khoa học phải đặt tên một loại coronavirus mới là MERS, hay hội chứng hô hấp ở Trung Đông. Nó lần đầu tiên được xác định trong một mẫu từ Saudi Arabia vào năm 2012 và tên viết tắt của đất nước được đưa vào đầu tiên.

Chính phủ Saudi không vui vì điều đó. Phải mất thêm năm tháng để nhóm nghiên cứu ICTV tham khảo ý kiến của WHO và chính phủ Saudi để đồng ý về "MERS". (Mặc dù hiện tại WHO trích dẫn MERS như ví dụ về những gì không được sử dụng vì khu vực địa lý vẫn còn trong tên).

Raoul de Groot, người chủ trì nhóm nghiên cứu khi đặt tên MERS, cho biết ông hy vọng quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn lần này, do sự bùng phát của 2019-nCoV đã lan nhanh và tạo ra các tiêu đề.

Đối với de Groot, người đã nghiên cứu coronavirus trong 40 năm, điều này thật bất ngờ. Khi ông bắt đầu nghiên cứu về chúng, các coronavirus thực sự chỉ là một nhánh ít được quan tâm.

Các virus này được biết là lây nhiễm cho động vật, nhưng chỉ với SARS, MERS và bây giờ là 2019-nCoV, coronavirus chưa được đặt tên chính thức, chúng đã được gắn với con người.

"Nếu được lựa chọn, tôi muốn lĩnh vực mà mình nghiên cứu chỉ được ít người quan tâm", ông nói. Thuật ngữ khoa học mơ hồ một thời giờ đã trở thành một từ quen thuộc, ngay cả khi tên chính thức vẫn đang chờ xử lý.

Cập nhật: 13/02/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video