Tái sinh khủng long? - Phát hiện thứ "không tin nổi" từ hài cốt 125 triệu năm tuổi

Tàn tích của DNA có thể ẩn náu trong các hóa thạch khủng long 125 triệu năm tuổi - đó là tuyên bố gây sốc từ một nhóm nghiên cứu khi phân tích hóa thạch một con Caudipteryx.

Theo Live Science, nếu được xác nhận, đây sẽ là vật chất nhiễm sắc thể lâu đời nhất được ghi nhận trong hóa thạch động vật có xương sống.

Trong bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Communications Biology, các nhà cổ sinh vật học đã so sánh sụn hóa thạch từ loài khủng long Caudipteryx được khai quật ở Trung Quốc với các tế bào của gà hiện đại và tìm thấy các cấu trúc giống như các sợi DNA và protein.


Thi hài một con Caudipteryx được bảo quản hoàn hảo đến mức trong hóa thạch có thể còn DNA - (Ảnh đồ họa từ ZHENG Qiuyang).

Nhà cổ sinh vật học Alida Bailleul từ Học viện Khoa học Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết nếu có bất kỳ DNA hoặc phân tử giống DNA nào trong hóa thạch, một ngày nào đó họ có thể làm sáng tỏ các đoạn mã của chuỗi gene loài này.

Theo một nghiên cứu năm 2012, DNA trong xương sẽ bị phá vỡ hoàn toàn trong thời gian tối đa là khoảng 7 triệu năm, tùy thuộc vào yếu tố môi trường. Nhưng đã có lúc các nhà khoa học tìm được "báu vật" bất ngờ. Ví dụ vào năm 2014, tế bào chứa nhiễm sắc thể nguyên vẹn, rõ ràng của một cây dương xỉ 190 triệu năm tuổi đã được tìm thấy. Nó được bảo quản ngoạn mục nhờ tình cờ bị chôn vùi trong tro núi lửa rồi bị hóa thạch nhanh đến nỗi không kịp hư hỏng, một số tế bào bị "đóng băng" ngay lúc đang phân chia dang dở.

Theo Science Alert, dấu hiệu của DNA trong hóa thạch khủng long lần này không rõ ràng như ở cây dương xỉ, vì vậy nhóm nghiên cứu sẽ cần tìm thêm vài dấu hiệu hóa học để xác định danh tính các cấu trúc bí ẩn, cũng như làm hy vọng tái tạo lại một chuỗi nhiễm sắc thể hoàn chỉnh từ loài sinh vật đã tuyệt chủng này.

DNA của các sinh vật tuyệt chủng như một kho báu vô song bởi nó không chỉ mang vô số thông tin để nghiên cứu sâu sắc về giống loài, mà còn giúp các nhà cổ sinh vật học làm những điều tham vọng hơn: bước đầu là tái tạo DNA, sau đó tìm cách "tái sinh" sinh vật, giống như cách các nhà khoa học Mỹ - Nga đang cố gắng làm với loài ma mút.

Cập nhật: 09/10/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video