Tái tạo lại khuôn mặt người phụ nữ Ai Cập sống cách đây 1500 năm

Các nhà khoa học tìm lại danh tính của người phụ nữ, và bà lại giúp các nhà khoa học đẩy xa được giới hạn của khoa học công nghệ.

Trong nhiều năm trời, chiếc sọ người Ai Cập cổ đại đã qua quá trình ướp xác vẫn nằm trong hầm bảo quản của một trung tâm y tế, chiếc sọ ấy chưa từng có danh tính. Nhưng giờ thì các nhà nghiên cứu đã có thể làm rõ được nhân thân của người phụ nữ trẻ có lẽ đã sống cách đây hơn 1.500 năm.

Với những bản quét CT được tiến hành và mất 140 giờ để tái tạo khuôn mặt của đầu xác ướp ấy với công nghệ in 3D, người phụ nữ Ai Cập cổ đại được đặt tên là Meritamun (tình yêu của thần Amun) cuối cùng cũng đã lộ diện.


Người phụ nữ Ai Cập cổ đại được đặt tên là Meritamun.

Đội ngũ chuyên gia xác định được rằng Meritamun là một người phụ nữ có thân thế trong xã hội thời đó, mới chỉ trong khoảng 18 tới 25 tuổi khi bà qua đời. Xét nghiệm hộp sọ cho thấy Meritamun bị mắc chứng bệnh thiếu máu và rỗ răng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình.

Việc những phần cơ thể khác bị thiếu đã khiến cho việc nghiên cứu gặp trở ngại, các nhà khoa học không rõ được lý do tại sao Meritamun lại chết cũng như hiện trạng da tái nhợt và bà bị hôn mê lúc cuối đời.

Không rõ là tại sao chiếc đầu xác ướp này tới được Đại học Melbourne, nhưng các nhà nghiên cứu giờ đây đã có điều kiện "lật lại" vụ việc và đã có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời của người phụ nữ bí ẩn này, như bà đã sống ở đâu, đến từ nơi nào, và cái chết của bà ra sao.


Meritamun là một người phụ nữ có thân thế trong xã hội thời đó.

Dựa theo việc răng trong chiếc sọ này bị hỏng, các nhà nghiên cứu cho rằng bà đã sống vào khoảng năm 331 trước Công nguyên, khi món đường ngọt được du nhập vào Ai Cập đi theo sự thống trị Ai Cập của Alexander Đại Đế.

Họ cũng nói rằng có thể việc sâu răng gây ra bởi mật ong, và điều này sẽ đẩy tuổi thọ của Meritamun xa tới năm 1500 trước Công nguyên.

Tên của bà hiển nhiên là không còn, vì vậy đội ngũ nghiên cứu quyết định đặt tên bà là Meritamun, có nghĩa là "tình yêu của thần Amun".

"Dự án này mang ý nghĩa là đưa cổ vật này "hồi sinh" theo một cách nào đó, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất", theo lời Varsha Pilbrow, giáo sư môn giải phẫu tại Đại học Melbourne. "Việc này khiến cho bà không còn là một thứ được mang ra trưng bày, nó cho phép ta có thể có được một cái nhìn cụ thể hơn về một con người đã sống trên Trái Đất này từ nhiều năm trước".


Phân tích những bản quét CT cho thấy Meritamun có hai chiếc răng bị rỗ.

Với hộp sọ được in 3D làm khuôn mẫu, nhà điêu khắc Jennifer Mann đã tái tạo được khuôn mặt của Meritamun. Đội ngũ nghiên cứu hiện đang phân tích xem bà đã sử dụng những thức ăn gì cũng như sống ở địa điểm chính xác nào, dựa vào việc nghiên cứu các nguyên tử carbon và nitro trong những mô còn lại của xác ướp.

Phân tích những bản quét CT cho thấy Meritamun có hai chiếc răng bị rỗ, có những miếng và trên sọ vào những điểm xương đặc biệt mỏng cho thấy rằng bà đã bị bệnh thiếu máu. Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể bị loài kí sinh malaria, một loại giun dẹt, gây ra.

Tới thời điểm này, việc nghiên cứu chỉ đem lại những kết quả như vậy, bởi lẽ các nhà khoa học chỉ có được phần đầu của bà Meritamun để phân tích.


Với hộp sọ được in 3D làm khuôn mẫu, nhà điêu khắc Jennifer Mann đã tái tạo được khuôn mặt của Meritamun.

Đây dường như là một mối quan hệ đặc biệt giữa Meritamun và đội ngũ nghiên cứu, theo như lời tiến sĩ ngành Ai Cập học Janet Davey từ Đại học Monash nói. "Bằng việc tái tạo lại khuôn mặt của Meritamun, chúng tôi đã trả lại được khuôn mặt và danh tính cho người phụ nữ Ai Cập. Bà bà đã cho đội ngũ các nhà khoa học một cơ hội tuyệt vời để đẩy xa giới hạn của hiểu biết và công nghệ".

Cập nhật: 24/08/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video