Tấm ảnh rồng Komodo ngoạm đầu đồng loại và sự thật phía sau

Khoảnh khắc con rồng Komodo như đang ngoạm lấy toàn bộ phần đầu của một đồng loại trong bầy khiến nhiều người bị sốc.


Bức ảnh con rồng Komodo như đang ngoạm lấy đầu của đồng loại. (Ảnh: Andrey Gudkov).

Rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là loài thằn lằn có kích thước đặc biệt lớn, chỉ có thể được tìm thấy trên một số hòn đảo của Indonesia. Chúng nổi tiếng với sự hung dữ và ham ăn, khi có thể nuốt chửng con mồi nếu cần thiết.

Trong một số trường hợp, rồng Komodo thậm chí còn có thể ăn thịt đồng loại nhỏ hơn khi cơn đói của chúng lên tới đỉnh điểm.

Một tác phẩm được chụp bởi nhiếp ảnh gia Andrey Gudkov, 44 tuổi ghi lại khoảnh khắc con rồng Komodo như đang ngoạm lấy toàn bộ phần đầu của một đồng loại, khiến người xem không khỏi choáng váng.

Tuy nhiên, sự thật của bức ảnh có thể sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

Theo Gudkov, con rồng Komodo nhỏ hơn không hề là nạn nhân, mà chỉ đang cố gắng thò đầu và miệng "người bạn" của mình để giành lấy những mẩu thịt vụn từ một con nai bị chúng xé xác trước đó.


Ba con rồng Komodo tranh giành những miếng thịt từ một con nai bị chúng hạ gục trước đó (Ảnh: Andrey Gudkov).

Tuy nhiên, hành động này cũng được xem là vô cùng nguy hiểm, bởi rồng Komodo như đã đề cập, là loài vật hung dữ, và có thể sẵn sàng tấn công đồng loại khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ hoặc nguồn thức ăn.

Rất may cho chú rồng Komodo ham ăn, là "người bạn" của nó dường như đang có tâm trạng khá thoải mái, và không muốn sự việc bị đẩy đi xa hơn.

Các tài liệu khoa học cho rằng rồng Komodo có nọc độc ở dạng protein, tiết ra từ hai tuyến ở hàm dưới. Không chỉ vậy, ngay cả nước bọt của rồng Komodo cũng chứa tới 50 loại vi khuẩn khác nhau.

Thông thường, chỉ cần một vết cắn của loài rồng này cũng có thể khiến con mồi nhiễm độc rồi tử vong trước khi bị nó nuốt trọn. Tuy nhiên, bản thân rồng Komodo lại miễn nhiễm với độc tố do chúng sinh ra.

Rồng Komodo là loài phàm ăn, khi có thể ăn tới 80% trọng lượng cơ thể của nó trong một bữa ăn. Sau khi ăn, rồng Komodo thường phải lê mình đến vị trí có nắng để tăng tốc độ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi thức ăn trong dạ dày chúng có thể thối rữa và gây ngộ độc cho rồng nếu để quá lâu.

Tuy nhiên, cũng chính bởi bản tính phàm ăn, kết hợp với môi trường sống bị thu hẹp, nên từ chỗ có số lượng khá đông đảo lên tới hàng nghìn con, rồng Komodo hiện đang đứng trước nguy cơ sắp bị tuyệt chủng.

Cập nhật: 29/10/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video