Tam diệp trùng Trilobita - Bá chủ thời cổ đại

Tam diệp trùng là động vật chân đốt cổ xưa, sống vào 600-200 triệu năm trước. Bấy giờ hầu như nó chiếm khắp các đại dương, là bá chủ thời cổ đại. Đến trung sinh đại, chúng đã bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Tam diệp trùng thân bệt rộng, gữa lưng lồi lên, 2 cạnh tương đối phẳng. Trên lưng có 2 rãnh dọc chia thânh thành 3 lá nên đã thành tên. Hình thái đa dạng, kích thước khác nhau, con dài nhất tới 75cm, con nhỏ nhất chưa đầy 1cm. Có thể gồm 3 bộ phận: đầu, ngực và bụng. Bề mặt nhẵn, dầu có một mũ giáp nửa tròn. Hai bên mũ là đôi mắt kép. Miệng ở giữa đầu phía bụng. Các bộ phận gồm có các đốt, số lượng đốt không xác định. Mỗi đốt thân đều có một cặp chân phụ. Đốt đầu của đầu chân phụ biến thành xúc tu, có chức năng thụ cảm.

Tam diệp trùng chỉ cộng sinh hóa thạch với các động vật biển như: san hô, bách hợp biển, uyển túc, đấu túc,... điều này chứng tỏ nó sống ngoài biển, kiếm mồi trong các động vật, thực vật biển cấp thấp.

Tam diệp trùng phân bố trong địa tầng thấp cổ đại ở mọi nơi trên thế giới. Người ta đã phát hiện hơn 4000 giống Tam diệp trùng hóa thạch. Trung Quốc có khoảng 1000 giống. 

Tam diệp trùng (Ảnh: ohiou)

Hóa thạch Tam diệp trùng (Ảnh: dpo.uab)

 

H.T (Theo Thế giới động vật)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video