Tầm soát bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu

Theo kết quả nhận được từ chương trình National Lung Cancer Screening Trial thì việc sử dụng kỹ thuật chụp CT hiệu quả trong việc tầm soát bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu ở người nghiện hút thuốc lá, bởi vì kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy bằng chứng rõ ràng về sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân ung thư phổi, khi chụp CT, màn hình cung cấp đầy đủ hình ảnh các tổn thương phổi, chụp điểm ba chiều của các mô trong cơ thể.


Chụp CT sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư phổi, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, theo the National Cancer Institute, Hoa Kỳ.

"Nghiên cứu này có tầm quan trọng lớn trên toàn thế giới", theo David Gandara, Giám đốc khoa ung thư ngực tại UC Davis Cancer Center, Hoa Kỳ, chủ tịch của The International Association for the Study of Lung Cancer, một tổ chức nghiên cứu ung thư phổi gồm 4.000 thành viên. Gandara cho biết các kết quả nghiên cứu đại diện cho lần đầu tiên thử nghiệm đã hạn chế được tỉ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư phổi.

Các thử nghiệm ghi danh hơn 53.000 người nghiện thuốc lá tuổi từ 55-74, những người này được tầm soát ung thư phổi hoặc là chụp CT scan hoặc chụp X-quang ngực tiêu chuẩn, một lần ở đầu nghiên cứu và hai lần trong 2 năm tiếp theo. Bệnh nhân được theo dõi trong 5 năm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy các ca tử vong do ung thư phổi ít hơn 20% trong số người tham gia thử nghiệm tầm soát bệnh ung thư phổi với chụp CT.

Trong tổng số bệnh nhân ung thư phổi trong nghiên cứu, có 354 người tử vong vì ung thư phổi sau khi tham gia tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT. Trong khi có tới 442 người tử vong, khi đang tham gia tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp X-quang truyền thống. Nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân chụp CT có tỷ lệ tử vong thấp hơn từ các nguyên nhân khác.

Chi phí quét CT tương đối cao và người bệnh chỉ nên tiếp xúc với bức xạ liều thấp, theo Gandara, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm theo những cách khác để tầm soát ung thư phổi có thể có ít tác dụng phụ tiềm năng.

"Đã có dữ liệu đáng kể về việc ung thư làm biến đổi một số protein trong máu và có những dấu hiệu của khối u ADN trong máu," Gandara nói, trích dẫn gần đây UC Davis nghiên cứu tìm thấy những đột biến gen khác nhau trong một số bệnh nhân ung thư phổi.

Trong khi chụp CT thích hợp cho những người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao tầm soát bệnh ung thư phổi, Gandara cho biết, xét nghiệm máu sẽ là một kỹ thuật kiểm tra hiệu quả hơn, đặc biệt là cho những người chưa bao giờ hút thuốc nhưng có thể có một khuynh hướng di truyền bởi bệnh ung thư phổi.

Hiện nay, tỷ lệ tăng tiến của bệnh nhân bị ung thư phổi nhưng "không bao giờ hút thuốc, và không có tiếp xúc với khói thuốc lá", ông nói. "Đây là những bệnh nhân trẻ, chủ yếu là phụ nữ trẻ, một số ở độ tuổi 20 hoặc 30, và khối ung thư phổi của họ có nguyên nhân sinh học, hoàn toàn khác với khối ung thư của người hút thuốc. Chúng tôi có thể có thể phát triển xét nghiệm máu cho tất cả những bệnh nhân này."

Hồ Duy Bình
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video