Tạo mô mắt bằng công nghệ in sinh học 3D

Ngày 22/12, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu nước này đã sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân và công nghệ in sinh học 3D để tạo ra mô mắt, từ đó giúp tìm hiểu sâu hơn về các cơ chế gây các bệnh mù lòa.


Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân và công nghệ in sinh học 3D để tạo ra mô mắt. (Ảnh: nybreaking.com)

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Mắt quốc gia Mỹ đã in một tổ hợp các tế bào tạo thành hàng rào máu-võng mạc bên ngoài, cũng chính là mô mắt hỗ trợ các tế bào cảm quang cảm nhận ánh sáng của võng mạc.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp 3 loại tế bào màng mạch chưa trưởng thành trong vật liệu hydrogel bao gồm: tế bào ngoại mạch và tế bào nội mô (những thành phần chính của mao mạch) và nguyên bào sợi để tạo nên cấu trúc mô.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã in gel lên một khung có thể tự phân hủy sinh học. Theo NIH, trong vòng vài ngày, các tế bào bắt đầu phát triển thành một mạng lưới mao mạch dày đặc.

NIH cho biết kỹ thuật này đem lại một nguồn cung không giới hạn các mô để nghiên cứu các bệnh thoái hóa võng mạc, như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Cập nhật: 28/12/2022 TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video