Tàu vũ trụ cách Trái đất 23,5 tỷ km được cập nhật phần mềm

Lần đầu sau 45 năm kể từ ngày được phóng, tàu vũ trụ Voyager 1 mới được cập nhật phần mềm để vá lỗi truyền dữ liệu rác về trạm điều khiển dưới trái đất.

Space đưa tin sau nhiều tháng liền gặp lỗi và gửi dữ liệu rác cho trạm điều khiển ở trái đất, tàu Voyager 1 của NASA đã hoạt động bình thường trở lại sau khi được cập nhật bản vá phần mềm quan trọng.

Hồi tháng 5, các chuyên gia của NASA lần đầu phát hiện con tàu 45 tuổi gặp vấn đề nằm ở đâu đó trong AACS - hệ thống giữ cho ăng-ten của tàu hướng về trái đất. Mặc dù phần còn lại của tàu thăm dò vẫn hoạt động bình thường, nhưng thông tin mà nó gửi về bao gồm tình trạng và ghi chép các hoạt động trên tàu lại không có ý nghĩa gì.

Để khắc phục sự cố, các kỹ sư đã chọn cách an toàn nhất là truyền lệnh tới con tàu để hệ thống AACS sử dụng một máy tính khác cho việc liên lạc.


Tàu Voyager 1 của NASA đã hoạt động bình thường trở lại sau khi được cập nhật bản vá phần mềm quan trọng. (Ảnh: NASA).

Phương án tưởng chừng đơn giản nhưng lại mất rất nhiều thời gian do Voyager 1 hiện bay cách trái đất 23,5 tỷ km và vẫn đang di chuyển xa thêm. NASA cho biết phải mất tới 21 giờ 48 phút 26 giây để truyền hoặc nhận dữ liệu từ tàu thăm dò trong phạm vi hoạt động của nó.

Sau khi giải quyết xong sự cố dữ liệu trên tàu Voyager 1, các nhà khoa học kỳ vọng nó sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền dữ liệu từ vùng không gian liên sao ít nhất cho đến năm 2025.

Được phóng từ năm 1977, Voyager chủ yếu thu nhận tín hiệu từ các vùng xa xôi của Hệ Mặt Trời dùng cho nghiên cứu. Sau hơn 40 năm, Voyager đã vươn tới không gian giữa các vì sao, cách trái đất xa hơn tất cả vật thể nhân tạo khác. Năm 2012 và 2018, Voyager 1 và 2 lần lượt trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên chạm đến không gian giữa các sao (interstellar space).

Hệ thống máy tính của Voyager 1 và 2 được cung cấp năng lượng bởi plutonium, nguyên tố phóng xạ với khả năng tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua các phản ứng phân hạch. Do đó, dù đã được phóng cách đây 45 năm, những thiết bị điện tử của Voyager vẫn hoạt động bình thường.


Năm 2012 và 2018, Voyager 1 và 2 lần lượt trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên chạm đến không gian giữa các sao (interstellar space). (Ảnh: NASA)

Trong những năm gần đây, do năng lượng của Voyager sắp cạn kiệt, NASA đã cho ngừng hoạt động nhiều bộ phận trên tàu nhằm đảm bảo khả năng cung cấp đủ năng lượng. Mặc dù vậy, với khoảng cách tới trái đất lên đến 23,5 tỷ km, mọi dữ liệu dù là nhỏ nhất từ tàu Voyager 1 vẫn khiến giới khoa học quan tâm.

Dự kiến sau năm 2030, Voyager sẽ không còn khả năng liên lạc với trái đất. Tuy nhiên, tàu vũ trụ vẫn còn sứ mệnh cuối cùng khi mang theo tấm đĩa mạ vàng 12 inch, chứa các thông tin về trái đất gồm 115 bức ảnh, lời chào bằng 55 ngôn ngữ, hiệu ứng âm thanh của gió, mưa, nhịp tim con người và bản nhạc 90 phút.

Cập nhật: 12/08/2024 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video