Đại học Jonh Hopkins (Anh) đang thử nghiệm một số mẫu cánh tay nhân tạo mà họ đang cố làm cho nó hoạt động giống như tay thật. Điể làm điều đó, các nhà khoa học đã kết hợp cơ - điện tử với việc nối thần kinh.
Một bộ phận giả nhân tạo nhằm để thay thế cho phần cơ thể bị mất, có thể là do tổn thương hoặc những khuyết tật bẩm sinh, hoặc để hỗ trợ những bộ phận bị tật của cơ thể. Phòng thí nghiệm thể chất ứng dụng của Đại học Johns Hopkins (Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory) đã phát triển một mẫu cánh tay nhân tạo.
Đây là mẫu cánh tay nhân tạo đầu tiên thật sự hoàn thiện, có thể được điều khiển một cách tự nhiên và mức độ tự do khi người sử dụng điều khiển còn vượt xa cả sự tinh xảo của cánh tay này. Hệ thống hoàn thiện của nó cũng có cả một môi trường ảo để người bệnh có thể tập làm quen, để ghi nhận những cử động của cánh tay giả và những tín hiệu điều khiển trong suốt quá trình thực nghiệm.
Cánh tay Proto 1 (Ảnh: jhu.edu) |
Sự linh hoạt của cánh tay Proto 1 có được là nhờ công nghệ Targeted Muscle Reinnervation (nên hiểu là phục hồi chức năng thần kinh của các vùng cơ cụ thể). Đây là một kĩ thuật được Tiến sĩ Todd Kuiken tại Viện nghiên cứu phục hồi chức năng Chicago (Rehabilitation Institute of Chicago) cho thử nghiệm lần đầu.
Kĩ thuật này là nối những dây thần kinh thừa từ những cánh tay bị cắt cụt với những vùng cơ ít sử dụng đến và có độ tương thích cao với chỗ bị thương tật. Và trong trường hợp này, những dây thần kinh đó được nối với vùng cơ ngực của bệnh nhân. Cách xử lí này giúp cho người bệnh cảm thấy cánh tay giả của mình “thật” hơn, và cho phép họ cảm nhận được sức nắm và sự va chạm bằng cánh tay đó.
Các thành viên của nhóm nghiên cứu đang làm việc hết mình để cho ra đời mẫu thứ hai, và hi vọng rằng sẽ kịp đưa ra giới thiệu vào cuối mùa hè năm nay. Mẫu thứ hai đó linh hoạt hơn, và sức mạnh cũng như tốc độ có thể sánh được với cánh tay thật của con người. Nó được kết hợp bởi hơn 80 bộ phận cảm biến về xúc giác, nhiệt độ và vị trí của cánh tay.
Đây lại là một tiến bộ về công nghệ nữa lại có thể làm mất dần ranh giới giữa con người và máy móc.
Tay máy và tay người (Ảnh: Softpedia)
Mạnh Đức