TerraNet thử nghiệm mạng di động miễn phí

Công ty TerraNet của Thuỵ Điển đang tiến hành thử nghiệm một giải pháp công nghệ cho phép thực hiện cuộc gọi kết nối trực tiếp giữa hai chiếc điện thoại di động mà không cần phải có trạm tiếp sóng mạng di động.

Người sáng lập TerraNet, ông Anders Carlius, cho biết ý tưởng về giải pháp thoại nói trên đến với ông trong một chuyến du lịch ở Tanzania hồi năm 2002. Điều kiện kết nối mạng di động tồi tệ đến mức ông không thể gọi cho một người bạn của mình đang đứng cách ông chỉ có một vài mét.

Từ đó đã khiến ông Carlius suy nghĩ về một giải pháp công nghệ cho phép thực hiện các cuộc gọi trực tiếp giữa những chiếc ĐTDĐ mà không cần phải có thêm sự can thiệp của các thiết bị khác. Công nghệ đã được phát triển dựa theo mô hình nền tảng công nghệ kết nối mạng ngang hàng (P2P) như trên PC.

Công nghệ này được phát triển dành riêng cho các khu vực vùng sâu vùng xa, những nơi khó có thể xây dựng được các trạm tiếp phát sóng ĐTDĐ. TerraNet hi vọng công nghệ này sẽ giúp cải thiện tình hình thông tin liên lạc ở các quốc gia đang phát triển.

Tanzania và Ecuador là hai nước đầu tiên được sử dụng thử nghiệm công nghệ của TerraNet.

Nhận dạng số

Công nghệ TerraNet đòi hỏi thiết bị di động phải được hiệu chỉnh chức năng, cho phép vận hành như một điểm kết nối độc lập ngang hàng có thể định hướng truyền tải dữ liệu hoặc cuộc gọi trực tiếp sáng các thiết bị khác trong cùng một hệ thống mạng.

Không những thế thiết bị di động còn phải hoạt động như một điểm trung gian kết nối giữa các thiết bị khác giúp mở rộng tầm phủ sóng mạng. Trung bình mỗi một thiết bị di động như thế này có tầm phủ sóng là 1km.

Khi thiết bị được khởi động, nó sẽ bắt đầu tìm kiếm các thiết bị cùng loại khác trong tầm phủ sóng của nó. Nếu tìm thấy nó sẽ tự động tạo kết nối đến thiết bị đó để mở rộng tầm phủ sóng của chính nó.

Khi người dùng thực hiện cuộc gọi thiết bị sẽ kiểm tra xem thiết bị mục tiêu có nằm trong vùng phủ sóng hay không, nếu trong thì kết nối sẽ được thực hiện ngay. Còn nếu không cuộc gọi sẽ được chuyển tiếp đi qua nhiều thiết bị khác để tìm đến thiết bị mục tiêu cuối cùng.

Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với một nhà cung cấp dịch vụ mạng di động trung gian sẽ bị loại bỏ, các cuộc gọi sẽ hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, ông Carlius cũng phải thừa nhận một điều. Giải pháp công nghệ TerraNet đòi hỏi quá nhiều băng tần sóng di động.

Bên cạnh khả năng thực hiện cuộc gọi di động ngang hàng, thiết bị của TerraNet còn có thể được kết nối vào các PC có nối mạng thông qua cáp USB, cho phép thực hiện các cuộc gọi đến một số hệ thống mạng khác của TerraNet.

Nếu giải pháp này được áp dụng mỗi người xem như sẽ có một nhận dạng số riêng của mình. Họ sẽ trao đổi mọi thứ với nhau thông qua số ĐTDĐ mà họ được cấp. Chúng tôi sẽ có cơ hội đưa mạng di động hoàn toàn miễn phí đến với tất cả mọi người,” ông Carlius cho biết.

Công nghệ TerraNet hiện chỉ tương thích với một dòng thiết bị riêng của hãng. Song ông Carlius hi vọng tính năng này sẽ nhanh chóng được tích hợp trên mọi chiếc ĐTDĐ có trang bị công nghệ kết nối không dây Bluetooth.

Nếu điều này trở thành hiện thực thì có lẽ nó sẽ đặt dấu chấm hết cho hệ thống mạng GSM toàn cầu. Khi đó 70% ĐTDĐ sẽ sử dụng công nghệ TerraNet. Chính vì thế mà một số nhà cung cấp dịch vụ mạng di động không mấy tỏ ra mặn mà với công nghệ này.

Một số nhà cung cấp dịch vụ mạng di động và hãng công nghệ lớn tuyên bố công nghệ của chúng tôi không thể vận hành và nó không phải là một mô hình kinh doanh tốt cho lắm. Nhưng họ hãy thử tham gia cùng chúng tôi xem sao”.

Hoàng Dũng

Theo BBC, VnMedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video