Thằn lằn lưỡi xanh

Ở miền Bắc, miền Đông và Đông Nam châu Úc có một loại thằn lằn tên khoa học là Tiliqua scincoides. Chúng thuộc họ nhà thằn lằn, nhưng lại không ưa leo cây, hoàn toàn thích nghi với cuộc sống dưới đất.

Hình dáng bên ngoài khá dễ nhận biết: Đầu to, mình dài, nặng nề (thân mình dài khoảng 0,5m), chân ngắn, mỗi bàn có 5 ngón. Lưng có màu xám bạc hoặc nâu, trên lưng còn có một  loạt dải sọc ngang màu đen. Bụng và cổ cùng có màu trắng, màu xám hay màu vàng. Đuôi dài khoảng 50-70% chiều dài thân mình, thon tròn như búp măng. Toàn cơ thể được phủ những cái vảy bóng mượt, xếp nằm lên nhau.

Điểm đặc biệt chú ý nhất là cái lưỡi của chúng khá dài, màu xanh dùng để dọa nạt.

Thằn lằn Tiliqua scincoides chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, thức ăn của chúng chủ yếu là loài côn trùng và loài chân bụng (như ốc sên), chúng cũng xơi nhiều loại quả mọng và hoa. Ban đêm, chúng trú ngụ không phải ở chót vót trên cao như nhiều loại thằn lằn khác mà chui trong những khúc gỗ rỗng, hay chui xuống dưới một đống lổn ngổn nào đó ngủ qua đêm.

Thông thường loại thằn lằn này khá chậm chạp, nhưng khi gặp nguy hiểm chúng có thể bỏ chạy khá nhanh. Thằn lằn lưỡi xanh có tuyệt chiêu đánh lạc hướng rất hay: chúng sẵn sàng "hy sinh" cái đuôi của mình để làm vật thế mạng làm kẻ thù dễ lầm tưởng cái đuôi đang quẫy lia lịa kia là một con vật sống. Lợi dụng sơ hở đó, thằn lằn đứt đuôi dễ dàng chạy thoát thân. Thiên nhiên đã ban cho chúng một đặc ân rất lạ: đuôi bị đứt nhưng máu không hề chảy ra nhiều. Mất một cái đuôi đứt cũng không phải là mất mát gì lớn: đuôi cụt rồi sẽ tự mọc lại sau một thời gian đó.

Còn trường hợp bị dồn vào góc và hết đường chạy trốn thì chúng sẽ quay ngược lại lè lưỡi xanh... nhát ma và kêu xì xì.

Chuyện sinh nở của thằn lằn Tiliqua scincoides cũng có nhiều chuyện kỳ lạ: Con cái đẻ trứng, nhưng trứng không rơi ra khỏi cơ thể ngay mà vẫn ở trong mình thằn lằn mẹ, mỗi lần đẻ trung bình khoảng 20 trứng. Một thời gian sau, trứng nở ngay bên trong cơ thể thằn lằn mẹ. Do đó nhìn bề ngoài cứ tưởng thằn lằn mẹ đẻ ra con ngay, mỗi lần "giải thoát cho lũ con" như thế sẽ có từ 5 đến 25 con non chào đời.

Thằn lằn Tiliqua scincoides sống trong các khu rừng ven bờ biển, trên núi cao và sống trên những đồng cỏ rộng lớn.

H.T sưu tầm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video