Thay thế titan bằng chất liệu composite nhẹ hơn

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Bauman (Nga) vừa sáng chế một kỹ thuật mới cho phép giảm trọng lượng của các dụng cụ không gian dùng để phóng vệ tinh.

Việc đưa một vệ tinh vào quỹ đạo là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Trong giai đoạn đầu, tên lửa phóng thích vệ tinh vào một quỹ đạo thấp. Sau đó qua trung gian một tên lửa phóng độc lập khác, vệ tinh này được đẩy đến quỹ đạo khai thác.

Tên lửa Soyuz trên mặt đất
(Ảnh: HTV)

Nhờ một phương pháp đặc biệt, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Barman đã phát triển một chất liệu composite rắn có thể thay thế kim loại titan trong các bình chứa nhiên liệu helium dưới áp suất cao được sử dụng trong các tên lửa đẩy phóng vệ tinh.

Từ một khung hình cầu được quấn dây làm bằng chất liệu composite, họ đã tạo ra một quả bóng với đường kính 36cm được cấu tạo từ sợi epoxide.

Những bình chứa nhiên liệu mới này có dung tích tương tự như bình chứa bằng titan. Chúng có thể chứa đến 23 lít helium dưới áp suất 640 atmospher. Khối lượng của các bình chứa này là 11,4kg, tức 40% nhẹ hơn so với bình chứa bằng titan.

Đối với một vệ tinh địa tĩnh, việc giảm 1kg trọng lượng tương đương với việc tiết kiệm vài chục nghìn đô-la.

V.N

Theo Techno-Science, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video