Thế giới mất phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch

Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo, thế giới đang “không đạt được các tiến bộ hướng tới mục tiêu toàn cầu về rừng”.

Trong hai ngày 23 - 24/10, WWF đã lần lượt công bố báo cáo "Đánh giá về rừng", trong đó thông báo tốc độ mất rừng trên thế giới trong năm 2022, và báo cáo "Lộ trình bảo vệ rừng 2023" bao gồm kế hoạch bảo vệ rừng đến năm 2030.

Các báo cáo trên cảnh báo thế giới đang đi chệch hướng khỏi mục tiêu bảo vệ và khôi phục rừng vào năm 2030.

Trong báo cáo "Đánh giá về rừng" mới được công bố, có 6,6 triệu ha rừng đã bị tàn phá trong năm 2022, trong đó 4,1 triệu ha là rừng nhiệt đới nguyên sinh, đồng nghĩa với việc 96% số vụ phá rừng diễn ra ở vùng nhiệt đới.


Nạn phá rừng và suy thoái rừng có thể gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu. (Ảnh: AP).

Khu vực khí hậu nhiệt đới của châu Á là nơi duy nhất có hy vọng đạt mục tiêu không phá rừng.

Trưởng Bộ phận rừng toàn cầu của WWF, bà Fran Price cảnh báo việc không đạt các mục tiêu toàn cầu về rừng sẽ gây ra tác động nghiêm trọng, đặc biệt khi nạn phá rừng tiếp diễn ở mức đáng báo động, bất chấp những cam kết của chính phủ và doanh nghiệp.

Bà Price nhấn mạnh, rừng là nhân tố quan trọng nếu muốn đạt được các mục tiêu toàn cầu như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, Khung đa dạng Sinh học Toàn cầu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Nếu tiếp diễn, tình trạng phá rừng sẽ làm mất đi sự ổn định của khí hậu, vòng tuần hoàn của nước, kinh tế nông nghiệp khu vực và thế giới, an ninh lương thực, sinh kế và xã hội con người.

Bà Price hối thúc các bên thay đổi nhằm đảm bảo tương lai tốt hơn cho hành tinh và các thế hệ sau này. Quan chức này nhấn mạnh, thế giới đã mất một phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch.

Nạn phá rừng và suy thoái rừng trên diện rộng ở 3 lưu vực rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là Amazon, ở Congo và Đông Nam Á có thể gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu.

WWF cho biết thêm, nếu không hành động khẩn cấp, rừng đang bắt đầu trở thành nguồn phát thải CO2, thay vì hấp thụ khí thải, dưới áp lực của hiện tượng thời tiết cực đoan và điều kiện khí hậu nóng và khô hơn.

Mỗi năm rừng chỉ nhận được 2,2 tỷ USD đầu tư, chăm sóc từ các quỹ đầu tư công. Trong khi, nguồn tài trợ của các chính phủ dành cho những dự án có hại cho môi trường cao hơn ít nhất 100 lần so với các khoản đầu tư vào rừng.

Cập nhật: 27/10/2023 Báo Lào Cai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video