Thiên thạch tấn công người và xe cộ

Một cậu bé 14 tuổi người đức bị thiên thạch bằng hạt đậu rơi trúng tay và để lại một vết sẹo.

Cậu bé Gerrit Blanks cho biết: “Khi nó rơi trúng cháu, nó làm cháu văng ra và sau đó nó vẫn bay rất nhanh rồi đâm sâu xuống đường”. Các nhà thiên văn học đã phân tích mẫu vật và kết luẩn ằng nó thực sự là một vật thể từ vũ trụ, theo Telegraph.

Hầu hết thiên thạch đều bốc hơi trong khí quyển, tạo nên sao băng, và không bao giờ chạm mặt đất. Những thiên thạch có thể rơi xuống đến mặt đất hầu hết có thành phần kim loại. Đá vũ trụ dù có lớn bằng cả cái ô tô cũng thường bị vỡ vụn ra nhiều mảnh hoặc phát nổ khi nó bay xuyên qua bầu khí quyển.

Có vô số các vụ nhà cửa hay xe cộ bị thiên thạch rơi trúng, và cũng nhiều mẩu đá vũ trụ đã cào thành vạch trên các bề mặt rồi được tìm thấy sau đó.

Nhưng hiếm khi thiên thạch lại bay vào trúng con người. Chưa hề có trường hợp nào đá vũ trụ khiến con người tử vong.

 

Cậu bé Gerrit Blanks. (Ảnh: dailymail)

Theo bài báo trên SPACE.com xuất hiện vài năm trước có ghi:

• Vào ngày 30 tháng 11 năm 1954, bà nội trợ Ann Hodges tại bang Alabama đang nằm nghỉ trưa trên ghế dài thì bị đánh thức dậy bởi một thiên thạch nặng 3 pao (1,4 kilo) cào qua mái nhà, nẩy vào đồ đạc và bắn vào hông bà, gây ra một vết bầm tím lớn.

• Vào ngày 9 tháng 10 năm 1992, một quả bóng lửa lớn được phát hiện bay qua vùng phía đông Hoa Kỳ, cuối cùng phát nổ thành nhiều mảnh nhỏ. Tại Peekskill, New York, một trong những mảnh vỡ đã bay vào chiếc xe Chevrolet của Michelle Knapp. May sao lúc đó Knapp không ở trong xe.

• Vào ngày 21 tháng 6 năm 1994, Jose Martin người Tây Ban Nha đang lái xe cùng vợ ở gần Madrid khi đó một thiên thạch nặng 3 pao (1,4 kilo) đâm sầm vào kính chắn gió, đập vào tay lái rồi bắn tới tận ghế sau.

Năm 2004, một tảng đá vũ trụ nặng 2000 pao lớn hơn chiếc tủ lạnh đã phát nổ trên trời đêm Chicago, gây ra ánh sáng chói lòa cùng một âm thanh lớn đánh thức mọi người. Cơn mưa mảnh vụn đã rơi xuống Chicago đêm đó, cư dân của vùng ngoại ô phía bắc đã nhặt được các mẩu đá này. 

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video