Thiết bị ghép trợ thính mới

Những bệnh nhân điếc chức năng có thể hồi phục khả năng nghe bình thường với thiết bị cấy ghép mới thay thế tai giữa.

Chuyên gia Bo Hakansson, Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), cho hay thiết bị cấy ghép, được phối hợp phát minh với Bệnh viện đại học Sahlgrenska (Thụy Điển), có thể được chèn vào phần dưới da ở bộ phận tai, và kết nối với xương sọ.

Kỹ thuật mới sử dụng xương sọ dẫn truyền rung động âm thanh đến tai trong, được gọi là truyền dẫn xương, theo chuyên gia Hakansson.


Thiết bị cấy ghép mới có thể thay thế tai giữa cho người
bị điếc chức năng - (Ảnh: ĐH Công nghệ Chalmers)

“Bạn sẽ nghe được 50% âm thanh do mình phát ra qua hoạt động truyền dẫn xương, do vậy việc cảm nhận âm thanh ở đây khá tự nhiên”, theo trang tin Examiner dẫn lời ông Hakansson.

Thiết bị cấy ghép truyền động xương của các chuyên gia Thụy Điển không giống như các thiết bị tương tự được sử dụng hiện nay.

Theo đó, nó không cần được bắt dính vào xương sọ bằng đinh vít titanium xuyên da. Bệnh nhân không cần phải lo sợ rằng sẽ bị rơi mất đinh vít và loại trừ được tình trạng nhiễm trùng da xung quanh điểm cố định.

Kỹ thuật này được thiết kế để điều trị những ca mất đi khả năng thính giác do viêm nhiễm phần tai ngoài hoặc tai giữa, hoặc bị bệnh xương, hoặc tật bẩm sinh tai ngoài ống tai hoặc tai giữa.

Những người rơi vào tình trạng trên thường gặp vấn đề đối với các thiết bị trợ thính thông thường. Các thiết bị đó chỉ dùng cho những người bị rối loạn thần kinh ở tai trong chứ không có tác dụng mấy đối với người bị điếc chức năng.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video