Thời cổ đại làm thế nào nhận dạng qua điểm chỉ vân tay?

Cho đến ngày nay, nhiều người phải công nhận rằng, nhận dạng dấu vân tay là một trong những kết tinh trí tuệ của người cổ đại Trung Quốc.

Trong nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, khi tù nhân bị xét xử và kết án, họ sẽ được ký tên vào bản án, ngoài ra họ còn được ấn tay. Chẳng những vậy, điểm chỉ vân tay còn được sử dụng trong hoạt động cho thuê mướn hoặc vay nợ.

Nhưng, vào thời cổ đại không hề tồn tại công nghệ nhận dạng dấu vân tay, vậy tại sao người xưa vẫn điểm chỉ vân tay vào văn bản quan trọng? Trên thực tế, ngay từ hàng nghìn năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã thành thạo "kỹ thuật nhận dạng dấu vân tay" nhưng với một cách thức khác với hiện tại.

Vân tay là các đường nhô ra trên lớp biểu bì tay của con người, khi trưởng thành vân tay sẽ to hơn, dày đặc hơn và sẽ không thay đổi. Thêm vào đó, xác suất trùng vân tay của mỗi người là rất nhỏ, chỉ khoảng 1/15 tỷ, do đó vân tay còn được xem là thẻ chứng minh thân phận của một người.


Điểm chỉ vân tay.

Người xưa đã sớm nhận ra sự đặc biệt của các đường vân tay. Ngay từ thời Tây Chu, người cổ đại đã phát hiện ra điều tuyệt vời đấy, chỉ là không có những công nghệ tiên tiến vào thời điểm đó. Trong các tài liệu lịch sử, thời gian sớm nhất mà vân tay được sử dụng trong các vụ án hình sự Trung Quốc là khoảng 2.200 năm trước.

Tháng 12/1975, một nhóm khảo cổ đã khai quật 12 ngôi mộ từ cuối thời Chiến Quốc đến thời nhà Tần ở huyện Vân Mộng, tỉnh Hồ Bắc. Lúc đó họ đã tìm thấy các văn bản viết trên các phiến tre, gọi là Thụy Hổ Địa Tần Giản. Các văn bản đó đa số là văn thư pháp lý, văn thư quản lý ngục tù và cách thư điều tra hình sự.

Trong các văn bản được tìm thấy có quyển "Phong Chẩn Thức", trong quyển này có một bài viết tên "Huyệt Đạo" ghi lại quá trình điều tra các vụ án trộm cắp. Từ điều tra và thẩm vấn đều được ghi lại rất rõ ràng. Những phát hiện về dấu vân tay được ghi lại như thế này: "Bên trong, bên ngoài và trên mặt đất có 6 dấu vết đầu gối, vết tay". Đây chính là biên bản điều tra hơn 2000 năm trước mà không nơi nào trên thế giới ở thời điểm đó có được.

Việc phân tích dấu vân tay của người xưa cực kỳ đơn giản, được phân biệt bằng mắt thường. Họ chia vân tay thành hai loại, một là xoắn ốc và loại còn lại gồm những đường cong.


Người xưa chia vân tay thành 2 dạng: Xoắn ốc (trái) và đường cong.

Đến thời nhà Tống, dấu vân tay chính thức trở thành vật chứng tố tụng hình sự. Trong quyển "Tống Sử: Nguyên Giáng Truyện" đã ghi lại rất nhiều vụ án được xử lý dựa trên dấu vân tay.

Quyển "Mục Am Tập" của tác giả Diêu Toại thời nhà Nguyên ghi lại một vụ án đặc biệt. Một phú hào dùng giấy tờ giả mạo để bán 17 người trong một gia đình nông dân để trở thành nô lệ. 17 người này sau khi biết chuyện đã không chấp nhận và kiện ngược lại phú hào.

Theo hồ sơ vụ án, tên phú hào đã khai trong các chứng từ rằng những người kia chỉ mới 13 tuổi và họ tự nguyện điểm chỉ vân tay trong giấy bán thân. Quan chức địa phương xác nhận trên chứng từ mua bán nô lệ thật sự có có vân tay của 17 người kia cho nên việc kiện tụng của họ đã thất bại.

Sau nhiều năm sau, vị quan Phan Trạch nghi ngờ vân tay của 17 người kia có vấn đề nên đã tập trung nhiều thanh thiếu niên có nam có nữ trên dưới 13 tuổi trong huyện để lấy mẫu vân tay.

Sau khi so sánh, vị quan Phan Trạch phát hiện dấu vân tay của những thanh thiếu niên này với vân tay trên chứng từ mua bán không giống với vân tay của người 13 tuổi. Những vân tay đấy thuộc về những người trưởng thành và tên phú hào đã tìm người lớn giả tạo thành bằng chứng vân tay theo ý mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót trong nhận dạng dấu vân tay thời cổ đại. Lúc đấy, ngón tay dùng để lấy dấu vân tay là ngón cái. Chính vì thế, một số tội phạm đã cắt đứt ngón cái của mình để mất vân tay ngón cái.

Ngoài ra, dấu vân tay cũng được sử dụng để bảo mật thông tin trong thời cổ đại. Lúc đấy, các tài liệu bí mật thường được viết bằng các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất sét có ấn dấu vân tay của người viết. Nếu có người xem trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng.

Lúc đó, kẻ xem trộm sẽ phải làm một dấu ấn vân tay khác để giả mạo. Tuy nhiên, vì vân tay mỗi người đều khác nhau, cho nên nếu tinh ý sẽ nhận ra sự khác thường. Cho đến ngày nay, nhiều người phải công nhận rằng, nhận dạng dấu vân tay là một trong những kết tinh trí tuệ của người cổ đại Trung Quốc.

Cập nhật: 24/06/2020 Theo nhipsongviet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video