Đầu gối có thể nhận dạng người thay vân tay

  •  
  • 672

Các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố, đầu gối có thể cung cấp dấu hiệu sinh trắc học đáng tin cậy, giúp nhận dạng người chính xác như dấu vân tay.

>>> Nhận dạng sinh học: một mẩu tóc cũng đủ "bắt hình dong"

Một nhóm nghiên cứu Mỹ phát hiện, các xương bánh chè ở đầu gối của mỗi người là độc nhất vô nhị. Chúng có thể mang tới một phương pháp mới nhằm nhận dạng người ở các sân bay hoặc những chốt kiểm tra an ninh khác.

Các nhà nghiên cứu cho hay, hàng loạt thử nghiệm ban đầu với hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI) xương bánh chè ở đầu gối đạt độ chính xác tới 93%.

Kết quả chụp MRI cho thấy, hình dạng xương bánh chè ở  đầu gối của mỗi người là độc nhất vô nhị.
Kết quả chụp MRI cho thấy, hình dạng xương bánh chè ở
đầu gối của mỗi người là độc nhất vô nhị. (Ảnh: Corbis)

Theo chuyên gia vi tính Lior Shamir thuộc Đại học Công nghệ Lawrence ở Michigan (Mỹ), hệ thống trên có thể là phương tiện hoàn hảo cho việc đăng ký và nhận dạng nhanh những hàng người dịch chuyển qua điểm kiểm tra hộ chiếu tại sân bay hoặc lối vào các văn phòng hoặc công sở.

Ông Shamir và các cộng sự tin rằng, hệ thống kiểm tra xương bánh chè đầu gối cũng khó bị đánh lừa hơn nếu đối tượng không trải qua các cuộc đại phẫu thuật.

“Việc cố ý lừa dối đòi hỏi một thủ thuật y tế phức tạp và can thiệp sâu, do đó phương pháp quét ảnh xương bánh chè đầu gối có khả năng chống giả mạo tốt hơn những phương pháp nhận dạng khác, vốn sử dụng mặt, dấu vân tay và mống mắt", ông Shamir nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc nhận dạng bằng hình ảnh xương bánh chè ở đầu gối khó bị làm giả mạo hơn so với các phương pháp khác.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc nhận dạng bằng hình ảnh xương bánh chè ở
đầu gối khó bị làm giả mạo hơn so với các phương pháp khác. (Ảnh: Daily Mail)

Nhà nghiên cứu này lý giải thêm rằng, kính áp tròng có thể được dùng để đánh lừa các hệ thống nhận dạng mống mắt; chứng minh thư và hộ chiếu có thể bị làm giả. Trong khi đó, phương pháp chụp MRI không những tránh được nguy cơ sức khỏe từ cách quét hình ảnh với bức xạ ion hóa (chẳng hạn như chụp X-quang), mà còn tránh được một phần vấn đề về quyền riêng tư do các máy quét terahertz “nhìn xuyên thấu” cơ thể người qua lớp quần áo gây ra.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay đối với nhóm nghiên cứu của ông Shamir là phát triển công nghệ chụp MRI nhanh hơn và nhỏ gọn hơn hiện nay để có thể lắp đặt thiết bị sử dụng phương pháp nhận dạng này ở các sân bay và chốt kiểm tra an ninh.

Theo Vietnamnet
  • 672