Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Theo Guardian, nghiên cứu của CSIRO, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung, cho thấy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia đã bị phá hủy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017.

Nghiên cứu của CSIRO chỉ ra vùng nước kéo dài 8.000km dọc đường bờ biển của Australia bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hiện tượng thời tiết cực đoạn, như sóng nhiệt, siêu bão, lốc xoáy và hạn hán.


San hô chết trên diện rộng tại rạn san hô Great Barrier. (Ảnh: NSW).

Nạn nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan thường là các rạn san hô, tảo bẹ, rừng ngập mặn và các loài sinh vật biển. Trong một số trường hợp, các hiện tượng thời tiết này đã phá hủy vĩnh viễn hệ sinh thái.

Nghiên cứu cho thấy các đợt thiên tai làm trầm trọng thêm những tác động tiêu cực của biến đối khi hậu do con người gây ra đối với môi trường. Ví dụ như các đợt sóng nhiệt đã kết hợp với tác động của ấm lên toàn cầu đã khiến các loài sinh vật có ít thời gian hơn để thích nghi.

"Một số nghiên cứu đã cho thấy cần tới 15 năm để môi trường tự phục hồi từ những sự kiện như vậy (thiên tai)", giáo sư Russ Babcock, trưởng nhóm nghiên cứu của CSIRO nhận định. Ông Babcock nhấn mạnh trong khoảng thời gian cần thiết để phục hồi, môi trường nhiều khả năng tiếp tục chịu những đợt thiên tai mới, khiến sự phá hủy hệ sinh thái càng thêm trầm trọng.


Australia trải qua nhiều đợt hạn hán khắc nghiệt trong những năm gần đây. (Ảnh: AP).

Nghiên cứu của CSIRO lấy nhiều dẫn chứng về những thiệt hại xảy ra rộng khắp trên toàn Australia. Trong đó, tiêu biểu là tảo bẹ tại vùng biển phía Tây Australia không hề hồi phục sau đợt nước biển nóng kỷ lục năm 2011, hay hiện tượng chết hàng loạt tại rạn san hô Great Barrier lớn nhất thế giới từ năm 2016.

Tác động lâu dài của các đợt thiên tai không chỉ lên một loài cụ thể, mà dẫn tới biến đổi tiêu cực của toàn bộ các loài sinh vật biển, khi có sự thay đổi trong chuỗi thức ăn tự nhiên, ông Babcock cho biết.

Do đặc điểm địa lý và khí hậu, Australia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tính từ năm 1910, nhiệt độ trung bình tại Australia đã tăng 1,8 độ C. Với tốc độ tăng nhiệt hiện nay, nhiệt độ dự kiến tăng thêm 5 độ C tại quốc gia này vào năm 2090, gây ra những đợt thiên tai khắc nghiệt như bão, sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt.

Cập nhật: 29/07/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video