Thời tiết khắc nghiệt hơn tại Bắc Cực

  •  
  • 958

Một nghiên cứu mới của Erik Kolstad và Thomas J. Bracegirdle được công bố trên tạp chí Climate Dynamics cho thấy một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của thay đổi khí hậu đó là sự sụt giảm nhanh chóng lượng băng bao phủ Bắc Cực. Hiện tượng này dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong điều kiện thời tiết ở những khu vực này.

Nghiên cứu cho thấy khu vực cho đến nay vẫn được che phủ bởi băng biển sẽ đối mặt với một loại thời tiết khắc nghiệt mới. Điều này có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của con người ở khu vực phía Bắc.

Nghiên cứu do một thành viên của Dự án năm vùng cực quốc tế IPY-THORPEX (Hệ thống quan sát nghiên cứu và dự đoán thử nghiệm). Dự án này tập trung vào việc nghiên cứu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt từ bên trong, với mục tiêu thu được kiến thức mới nhằm cải thiện dự đoán thời tiết.

Hoạt động tăng cường – và thời tiết khắc nghiệt hơn

Nghiên cứu phát hiện thấy khả năng của những biến cố thời tiết khắc nghiệt tăng cao dọc theo toàn bộ vành đai phía Bắc của Bắc Cực, bao gồm biển Barents, Bering và Beaufort. Trong khi những khu vực này có rất ít người sinh sống, hoạt động thương mại biển được dự đoán sẽ tăng mạng tại đó, vì băng biển tan dần ra.

Tiến sĩ Erik Kolstad, tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu Bjerknes, người chỉ đạo nghiên cứu cho biết: “Một hậu quả của thay đổi khí hậu đó là những khu vực mới được hình thành, mở ra cơ hội cho những hoạt động thương mại”.

Cùng lúc đó, những hoạt động thương mại tại phía Bắc (ví dụ như đánh bắt cá, công nghiệp dầu khí và vận tải) sẽ dễ bị tổn hại bởi thời tiết khắc nghiệt.

Kolstad cho biết: “Điều quan trọng đó là chúng ta phải có hệ thống dự đoán những hiện tượng thời tiết này tốt hơn, nhằm hạn chế thiệt hại về người cũng như các thảm họa môi trường trong tương lai”.

Bầu trời vùng cực. (Ảnh: Đại học Bergen)

Thêm vào đó, có sơ hạ tầng nghèo nàn hiện có đểpharn ứng với những tai nạn biển ở Bắc Cực cần được củng cố. Khi băng biển tan ra và các hoạt động thương mai tăng lên, điều này càng trở nên quan trọng, theo một báo cáo gần đây được công bố bởi Đại học New Hampshire và Cơ quan điều hành khí hậu và biển quốc gia Hoa Kỳ.

Khí lạnh là “nhiên liệu”

Khí hậu Bắc Cực có rất nhiều khí cạnh. Trong khi điều kiện bên trên những tảng băng biển thường nhiều mây và lặng giá, thì những khu vực ấm với biển bao quanh là mục tiêu của thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như những cơn bão ở vĩ độ tầm trung.

Một đặc tính thông thường của kiểu thời tiết này là chúng hình thành khi những khối khí lạnh di chuyển từ phía trên những tảng băng biển đến vùng biển ấm và được làm ấm từ bên dưới. Ở phía Bắc Đại Tây Dương, những điều kiện như vậy thường xuất hiện dọc theo Gulf Stream và các nhánh phía Bắc. Vùng Đông Bắc Đại Tây Dương (Greenland, Iceland, biển Nauy và Barents) rất dễ xảy ra sự bùng nổ khí lạnh (MCAOs).

Tin tức tốt lành

Khi băng biển ở bán cầu Bắc rút lui một cách nhanh chóng, những khu vực với tần số MCAOs cao nhất ngày này bị “kéo” về phía Bắc. Vì vậy, cường độ MCAOs dọc theo những vùng bờ biển có nhiều người sinh sống sẽ giảm mạnh. Đây có thể là tin tức tốt lành đối với những người sống ở vùng bở biển Nauy, Iceland, Hòn đảo Anh quốc, và phía Bắc châu Âu.

Bay vào thờ tiết khắc nghiệt

Nhóm nghiên cứu IPY-THORPEX đã sử dụng 3 tuần ở phía Bắc Nauy và sử dụng một máy bay công nghệ cao để liên tục bay vào những vùng khí hậu khắc nghiệt và thực hiện những đo đạc chính xác. Hoạt động này đã đem lại một khối lượng dữ liệu mới đáng kể.

Điểm nổi bật của chiến dịch thực tế là tài liệu chưa từng có về “polar low”, người bà con phương Bắc của bão nhiệt đới. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu dữ liệu để tìm kiếm những chi tiết chưa được biết tới cho đến nay về hiện tượng thời tiết.

Tham khảo:
Kolstad et al. Marine cold-air outbreaks in the future: an assessment of IPCC AR4 model results for the Northern Hemisphere. Climate Dynamics, 2008; 30 (7-8): 871 DOI: 10.1007/s00382-007-0331-0

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 958