Thú biển có sừng

Kỳ lân biển thuộc loài thú có vú. Tương tự như cá voi, chúng sống ở những vùng biển lạnh. Điều khác biệt là chúng... có sừng. Kỳ lân biển phát ra tiếng kêu khàn đục. Người ta thường gặp chúng ở những vùng biển bắc Canada, đông và tây Greenland, ngoài khơi bán đảo Svalbard và Siberia. Chúng thường xuất hiện ở độ sâu 300-400 m.

Con đực và cái luôn bám nhau như hình với bóng. Con cái 3 tuổi đã phát dục, còn con đực phải đợi thêm 3 năm nữa. Kỳ lân biển mang thai 14 tháng và sinh một con, rất hiếm có trường hợp sinh đôi. Vừa lọt lòng, con non đã được tạo hoá tặng ngay cho một lớp mỡ dày để chống chọi với cái lạnh ghê gớm của phương Bắc. Dần dần, cái đầu tròn vo của nó dài ra như quả dưa gang, và cái mỏ cũng hình thành rõ ràng. Một con kỳ lân biển trưởng thành dài từ 3,5-5 m và có thể nặng đến 1.500 kg.

Sừng kỳ lân biển là một thứ ngà dài, xoắn ngược chiều kim đồng hồ, mọc từ sọ, xuyên qua mặt. Con đực có sừng dài 3 m, nặng 10 kg. Sừng vẫn tiếp tục dài ra cả đời. Nhưng vì nó khá mảnh nên rất dễ gãy, nhất là trong các cuộc ẩu đả giữa những con đực. Con cái có sừng dài khoảng 20 cm. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được sự hiện diện của cái sừng kỳ quặc này. Có ý kiến cho rằng, đó là bộ phận để phân định “giai cấp”. Số khác cho rằng, sừng này dùng để đào bới cát biển để tìm thức ăn. Nhưng nếu vậy, con cái hầu như không có sừng sẽ chết đói ư?

Theo Thế Giới Mới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video