Thụ tinh nhân tạo cho tê giác

Vườn thú Budapest (Hungary) cho biết đã thụ tinh nhân tạo thành công tê giác, mở ra hy vọng mới trong việc bảo tồn loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng này.

Chú tê giác đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ tinh nhân tạo là một tê giác cái, nặng 58 kg. “Tê giác này trông có vẻ lanh lợi và đầy sức sống. Một giờ sau khi chào đời, chú ta đã tự đứng được bằng chân của mình”, theo thông báo của vườn thú.

Tê giác mẹ có tên Lulu, năm nay 26 tuổi, đã không thể thụ thai tự nhiên cho dù đã được “se duyên” cùng một tê giác đực tên Easyboy. Một nhóm các bác sĩ thú y đến từ Đức, Áo và Hungary đã bắt đầu thụ tinh nhân tạo cho nó. Sau lần đầu thất bại, cuối cùng Lulu cũng mang thai vào năm 2005. “Nàng” tê giác con của Lulu đã ở trong bụng mẹ 16 tháng 15 ngày.  

Người phát ngôn vườn thú Zoltan Hanga cho biết vườn thú sẽ cho chú tê giác con này ra mắt công chúng lần đầu tiên vào mùa xuân này.


Chú tê giác đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ tinh nhân tạo đang tập đứng tại vườn thú Budapest hôm 23-1, chỉ 1 giờ sau khi được sinh (Ảnh: AP)

TƯỜNG VY

Theo AP, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video