Ngày 7/3/2007, giới khoa học Thái Lan làm nức lòng người yêu voi với sự kiện chú voi thụ tinh nhân tạo đầu tiên đã ra đời tại châu Á. Mẹ chú tên Kaud, 25 tuổi, đã được tập thể các chuyên gia của Viện Voi Quốc gia Thái, khoa Dược thú y trường Đại học Kasetsar và đại học Chieng Mai phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Voi đặt tại tỉnh Surin giúp đỡ để mang bầu từ tháng 6/2005.
Trước đó, một nhóm chuyên gia thú y dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Thomas Hildebrandt đã thực hiện thành công vang dội ca sinh tư voi thụ tinh nhân tạo đầu tiên tại Berlin (Đức) vào tháng 1/2002.
Việc lấy tinh trùng của con voi đực rất gian nan: Gây mê, kích thích bằng phương pháp điện tử rồi cho nó hồi tỉnh đúng lúc để phóng tinh trùng. Với voi cái - loài vật có tử cung nằm sâu cả mét dưới lớp da thịt cứng dày ngồn ngộn, bác sĩ Thomas Hildebrandt cùng cộng sự đã dùng một ống nhựa mềm gắn bộ rung điện tử kèm hệ thống siêu âm đưa vào cơ thể voi, giúp nó không bị đau mà cảm thấy được kích thích khi quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra.
Có nguồn tin cho biết, một khoản tài trợ quốc tế 6 triệu USD cho chương trình Bảo tồn voi Việt Nam đã được rót về, dự kiến phân bổ kinh phí cho việc xây dựng 3 vùng bảo tồn voi ở Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.
Ở Đăk Lăk hiện chỉ còn gần 60 con voi (Ảnh: TP) |
H.T.N