Sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi trâu

Những vạch sọc đen trắng xen kẽ có thể giúp bò ít bị ruồi trâu tấn công hơn nhờ hiệu ứng phân cực ánh sáng.

Bò sơn sọc như ngựa vằn ít bị ruồi trâu cắn hơn gần 50% so với bò thường, theo nghiên cứu công bố hôm 3/10 trên tạp chí PLOS One. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản gom 6 con bò và sơn sọc đen trắng, sọc đen hoặc không sơn lên cơ thể chúng. Sau đó, họ chụp ảnh những con bò từ mặt bên, đếm số lượng vết cắn và theo dõi phản ứng của lũ bò. Trong khi nhóm bò không sơn màu và bò sơn sọc đen bị cắn tới 110 lần trong 30 phút, bò sơn đen trắng trải qua gần 60 vết cắn trong cùng khoảng thời gian.


Bò trong thí nghiệm được sơn vạch đen trắng như ngựa vằn. (Ảnh: CNN).

Vạch sọc của ngựa vằn giúp chúng xua đuổi các loài hút máu. Nghiên cứu trước đây chứng minh ruồi ít đậu lên bề mặt đen trắng hơn bởi sự phân cực ánh sáng ảnh hưởng tới nhận thức của chúng, khiến chúng không thể giảm tốc độ chuẩn xác. Ruồi trâu cũng cản trở bò gặm cỏ, kiếm ăn và ngủ nghỉ, gây ra thiệt hại về năng suất cho ngành chăn nuôi gia súc. Do không thể đập ruồi, bò mất nhiều năng lượng để tránh bị cắn. Chúng thường đứng sát vào nhau nhằm ngăn ruồi tấn công, góp phần tăng nguy cơ bị nóng quá mức và bị thương.

Loại sơn màu trắng chứa nước sẽ mờ dần trong vòng vài ngày, cung cấp giải pháp ít xâm lấn hơn thuốc trừ sâu. Người chăn nuôi gia súc cần phun thuốc cho hàng nghìn con bò nhiều lần trong một tuần để đạt kết quả tốt nhất. Việc bị cắn ít hơn sẽ cải thiện sức khỏe của đàn bò, đồng thời mang lại lợi ích cho môi trường và con người.

Cập nhật: 10/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video