Nhưng vào thời đó, người ta không thể giải thích được hiện tượng trên. Sau này, khoa học tìm hiểu được những âm thanh đó phát ra từ sự chấn động của ống dẫn nước trong thân cây. Nhưng âm thanh đó là ngẫu nhiên hay do cây cối "chủ động" kêu gọi?
Các nhà khoa học đã đặt những thiết bị chuyên dụng như máy giao cảm, máy thu tín hiệu để "nghe" tiếng nói của thực vật. Họ nhận thấy, khi cây cối được cung cấp đủ ánh sáng, dưỡng chất sẽ phát ra tín hiệu. Nhưng tín hiệu đó có phải là ngôn ngữ của thực vật hay không?
Tiếp tục vào những năm 1980, một học giả người Mỹ bằng những bằng chứng cho rằng: Có lẽ tín hiệu mà cây cối phát ra là ngôn ngữ của chúng. Tuy những luận cứ có vẻ hợp lý nhưng chưa đủ bằng chứng để chứng minh một cách rõ ràng khiến nhiều nhà khoa học lao vào khám phá bí mật về ngôn ngữ của thực vật.
Gần đây, các nhà khoa học đã chế tạo ra loại máy "Phiên dịch hoạt tính thực vật" có thể nghe được âm thanh của cây cối. Qua nghiên cứu, các học giả phát hiện thấy âm thanh của thực vật thay đổi theo ánh sáng Mặt trời. Khi đang ở trong bóng tối, bị chiếu ánh sáng mạnh thì cây phát ra những âm thanh kinh hoàng, khi gặp gió, bão, hạn hán... chúng phát ra âm thanh sợ hãi và hỗn loạn. Lúc bình thường, một số loài thực vật phát ra tiếng kêu như sáo hoặc giống tiếng người thở...
Dù vậy, nhiều nhà khoa học vẫn chưa công nhận sự tồn tại của "tiếng nói thực vật". Còn dân gian ta từ xưa vẫn có quan niệm "cây cối cũng có hồn". Câu trả lời vẫn còn chờ ở phía trước.