Điều kỳ lạ viễn tưởng về con trăn lớn nhất thế giới có tuổi đời 612 năm hiện đang ẩn mình dưới Tử Cấm Thành được canh phòng cẩn mật vừa được tiết lộ khiến cả thế giới "kinh hoàng".
Thế giới rộng lớn như vậy, hẳn còn rất nhiều kỳ quan mà không phải ai cũng đã từng được chiêm ngưỡng. Ví dụ như một con trăn khổng lồ có tuổi đời 612 năm? Đây phải chăng là điều kỳ lạ viễn tưởng mà người ta nghĩ ra? Không phải vậy, đối với người dân Trung Quốc mà nói, thực sự tồn tại một con trăn khổng lồ và nó hiện đang nằm trong Tử Cấm Thành (Cố cung ở Bắc Kinh) uy nghiêm và được canh phòng cẩn mật. Không chỉ vậy, con trăn này không phải là một con trăn bình thường mà có thể nói là "con trăn lớn nhất thế giới hiện nay". Đó chính là hình ảnh so sánh của con sông Kim Thủy trong Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao.
Trăn (mãng xà) là loài động vật của tự nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng trong xã hội loài người, vậy tại sao Kim Thủy hà (sông Kim Thủy) lại là "con trăn" lớn với tuổi đời 612 năm ẩn mình trong Tử Cấm Thành? Theo ghi chép từ sử sách, vào thời nhà Minh, một đêm nọ, trời bỗng nổi sấm sét, mưa to, gió lớn, âm thanh lớn đến mức khiến cả thế giới rung mình. Những ngọn cây cao chót vót đung đưa dữ dội trong gió, cánh hoa tàn tung bay khắp nơi, muông thú kêu gào chạy quanh tìm chỗ trốn. Bầu trời phủ đầy mây mù đen, cánh cửa nơi bảo thất của hoàng đế nghỉ ngơi cũng bị đập tan không thương tiếc.
Một tia điện xẹt qua, phá tan màn đêm đen kịt, chiếu vào khuôn mặt của hoàng đế đang nằm nghỉ. Khuôn mặt hoàng đế trong giấc ngủ dường như có chút bồn chồn, vẻ mặt căng thẳng, thân thể run lên. Theo ánh chớp trên trời, khuôn mặt hoàng đế cũng lúc ẩn lúc hiện, những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt và đáp xuống tấm chăn thêu hình rồng. Ngày hôm sau, vị hoàng đế kể về những tình huống trong giấc mơ của mình đêm qua, về con trăn khổng lồ mà mình gặp trong mộng. Sau khi các nhân sĩ liên quan phân tích, họ quyết định xây dựng một "con trăn" trong thành phố.
Vị hoàng đế kể về những tình huống trong giấc mơ, sau đó họ quyết định xây dựng một "con trăn" trong thành phố. (Ảnh minh họa).
"Xà" trong tiếng Hán nghĩa là rắn, được coi là điềm lành của mọi mùa màng bội thu và tượng trưng cho thế hệ thịnh vượng. "Mãng xà" (con trăn) không chỉ mang hàm ý ở Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa phi thường ở hầu hết các quốc gia. Trong các phân tích về sau này, vì sao mọi người thường coi một con sông bình thường giống như một "con trăn" uốn éo quanh co?
Chúng ta đều biết kiến trúc thẩm mỹ cũng được áp dụng trong hoàng cung rộng lớn này. Và tính đối xứng là một trong những nét kiến trúc rất thời thượng và phổ biến của lối kiến trúc hoàng cung. Rất nhiều nơi trong cung điện đề cao vẻ đẹp của sự đối xứng. Trong khi đó, sự xuất hiện của khúc sông uốn lượn quanh co này là thứ độc nhất không tuân theo sự đối xứng. Dù không được xây dựng dựa trên lối kiến trúc đối xứng, nhưng nó lại chiếm trọn toàn bộ cung điện mà vẫn khiến người xem thấy thuận mắt. Điều này hiển nhiên là chủ ý xây dựng khúc sông dựa trên hình thế của một con trăn.
Thực ra, điều này cũng khá dễ hiểu. Bởi lẽ như đã nói ở trên, trăn (con rắn lớn) là tượng trưng cho trẻ thơ no đủ, mùa màng bội thu. Với tư cách người đứng đầu thiên hạ, nắm tất cả quyền lực trong tay, bất kỳ vị hoàng đế nào cũng mong muốn quốc gia mình trị vì thịnh vượng, mãi không suy tàn. Bởi vậy, "con trăn" trong Tử Cấm Thành này là một con trăn với đầy đủ ý nghĩa nhất.
Được biết, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại, vàng, gỗ, nước, lửa và đất thường được sử dụng để đại diện cho các hướng khác nhau. Trong số đó, vàng tượng trưng cho phía Tây, gỗ tượng trưng cho phía Đông, nước tượng trưng cho phía Bắc, lửa tượng trưng cho phía Nam và đất tượng trưng cho Trung tâm. Trên thực tế, nước của sông Kim Thủy bắt nguồn từ núi Ngọc Tuyền ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, và được đưa vào từ con hào ở góc tây bắc của Tử Cấm Thành.
Con trăn này đã ẩn náu trong Tử Cấm Thành quá lâu đời. (Ảnh minh họa).
Địa hình của Tử Cấm Thành cao ở phía bắc, thấp ở phía tây và phía đông, do đó, sông Kim Thủy bên trong chảy từ tây bắc xuống đông nam, lộ trình cụ thể là: đi vào cung điện từ góc tây bắc của Tử Cấm Thành, rồi lần lượt chảy về phía nam dọc theo bức tường phía tây đến vùng lân cận Cổng Tây Hoa, rồi đi về phía đông qua Vũ Anh Môn , Quảng trường Thái Hòa Môn, điện Văn Hoa…và các khu vực khác, và cuối cùng chảy ra từ Đông Hoa Môn ở góc đông nam của Tử Cấm Thành và hợp nhất thành sông lớn
Đoạn sông Kim Thủy bên trong Tử Cấm Thành dài khoảng 2.100 mét, độ sâu trung bình khoảng 4 mét, sông có khúc đục khúc trong, khúc thẳng khúc cong, khúc rộng khúc hẹp, chỗ rộng nhất là 11,8 mét, chỗ hẹp nhất là không quá 2 mét. Đáy sông và sườn sông được lát bằng đá. Khúc sông uốn lượn như một con trăn khổng lồ và nước sông xanh màu ngọc bích mang lại linh khí cho Tử Cấm Thành, và hình dáng của nó cũng điểm xuyết cho Tử Cấm Thành, làm phong phú thêm hiệu quả nghệ thuật kiến trúc. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng hơn của sông Kim Thủy đối với Tử Cấm Thành là nằm ở ứng dụng khoa học của nó, đóng vai trò quan trọng trong việc chống cháy, thoát nước và điều hòa khí hậu của các tòa nhà cổ trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, 612 năm đã trôi qua kể từ triều đại Vĩnh Lạc (1406) khi con sông được xây dựng. Điều đó có nghĩa là con trăn này đã ẩn náu trong Tử Cấm Thành quá lâu đời. Nó là một phần quan trọng không thể thiếu của Tử Cấm Thành, ngoại trừ ý nghĩa khoa học thì nó còn phản ánh sự tích hợp của kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc cổ đại.