Tìm kiếm cuộc sống ở chân cầu vồng

Cầu vồng có thể là chìa khoá quan trọng để xác định những hành tinh có thể ở được, một nhà nghiên cứu tuyên bố. Ông cho biết ánh sáng tán xạ có thể tiết lộ sự có mặt của nước ở dạng lỏng.

Trợ lý giáo sư Jeremy Bailey từ Trung tâm sinh học thiên văn tại Đại học Macquarie, Australia, cho biết việc tìm hiểu cách thức mà ánh sáng tán xạ khỏi những giọt lỏng trên bầu khí quyển của một hành tinh có thể là một chỉ thị nhạy cảm về hơi nước trong các đám mây của nó.

Bailey đã giới thiệu ý tưởng sử dụng sự phân cực ánh sáng (đặc tính giúp ánh sáng tạo ra cầu vồng) để tìm kiếm nước lỏng trong số mới nhất của tạp chí Sinh học thiên văn.

"Cầu vồng sinh ra khi ánh sáng chiếu vào một giọt nước bị tán xạ ở một góc đặc biệt", ông nói. "Góc này phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của chất lỏng, vì thế với những loại chất lỏng khác nhau tồn tại trên mây của các hành tinh khác, chúng ta sẽ thấy cầu vồng ở những góc khác nhau".

"Đó là cách giúp chúng tôi xác định rằng các đám mây trên sao Kim là những giọt axit sunfuric đậm đặc".

Vì mỗi loại chất lỏng có đặc tính tán xạ riêng, nên Bailey cho rằng các nhà thiên văn có thể sử dụng phương pháp này để phát hiện hơi nước trên bầu khí quyển của hành tinh nào đó. Kỹ thuật có thể được dùng song song với việc sử dụng phương pháp phổ quang học.

T. An

Theo ABC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video