Tìm ra loại thuốc mới diệt siêu vi khuẩn?

Được phát triển bởi công ty Resysten kết hợp với các nhà khoa học từ Đại học Szeged Hungary, loại thuốc mới chứa titanium dioxide, một chất vô hại với con người nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng từ tự nhiên hoặc nhân tạo, thì sẽ tạo ra một phản ứng tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Loại hợp chất này có thể tồn tại 1 năm trên các bề mặt.


Loại thuốc mới chứa titanium dioxide, một chất vô hại với con người nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng từ tự nhiên hoặc nhân tạo, thì sẽ tạo ra một phản ứng tiêu diệt những vi khuẩn có hại.

Ông Janos Pinter, Giám đốc Công ty Resysten, cho biết: “Đây là một quy trình xử lý bề mặt nhờ vào ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Một phản ứng sẽ xảy ra trên bề mặt, tạo ra một môi trường mà các vi khuẩn không thể sống được”.

Bệnh viện Ferenc Markhot ở thành phố Eger là bệnh viện đầu tiên trên thế giới được bao phủ hoàn toàn bằng thuốc xịt chống vi khuẩn, một quá trình kéo dài khoảng 3 tuần.


Bệnh viện Ferenc Markhot ở thành phố Eger là bệnh viện đầu tiên trên thế giới được bao phủ hoàn toàn bằng thuốc xịt chống vi khuẩn.

Ông Janos Pinter cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên trên thế giới có một bệnh viện được phun khử trùng toàn bộ như thế này. Thuốc khử trùng có tác dụng rất nhanh, chúng tiêu diệt mọi vi khuẩn và virus bệnh dịch khác. Chúng hoạt động liên tục, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt môi trường”.

Ông Jozsef Vacity, Giám đốc Bệnh viện Ferenc Markhot, nói với phóng viên Reuters: “Nếu ai đó mang theo mầm bệnh hoặc vi khuẩn trên tay và chạm vào thành giường, thì vi khuẩn sẽ không thể tồn tại được. Việc chúng bị tiêu diệt sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng rất cao”.

Bệnh viện Ferenc Markhot tiếp nhận điều trị cho khoảng 35.000 bệnh nhân nội trú mỗi năm. Năm ngoái, bệnh viện có 915 ca nhiễm trùng, 42 trường hợp đã tử vong.


 Bệnh viện Ferenc Markhot tiếp nhận điều trị cho khoảng 35.000 bệnh nhân nội trú mỗi năm.

Bằng việc phun khử trùng toàn bộ bệnh viện, các bác sĩ quyết tâm giảm được 10% số ca bệnh nhiễm trùng tại đây.

Ông Jozsef Vacity chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng sẽ cắt giảm hơn 10% số ca lây nhiễm với phương pháp này”.

Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đang là vấn đề gây lo ngại ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện có hơn 1,4 triệu người trên thế giới bị nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế. Điều này sẽ không chỉ làm tăng chi phí điều trị, mà còn tăng cả nguy cơ kháng kháng sinh, gây khó khăn trong công tác điều trị. Chính vì thế, việc phun thuốc khử trùng toàn bệnh viện ở Hungary được xem là bước tiến mới, giúp ngăn chặn các dịch bệnh, vi khuẩn lây nhiễm chéo ở trong các bệnh viện.


Công ty Resysten đang muốn mở rộng việc áp dụng ra khắp châu Âu. Không chỉ ở bệnh viện, mà còn trên cả các phương tiện giao thông công cộng.

Với những thành công từ bệnh viện Ferenc Markhot, Công ty Resysten đang muốn mở rộng việc áp dụng ra khắp châu Âu. Không chỉ ở bệnh viện, mà còn trên cả các phương tiện giao thông công cộng. Hợp chất trên được xem là hy vọng giúp giảm nhiễm trùng, lây nhiễm chéo trong các bệnh viện và tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại 36 bệnh viện ở phía Bắc cho thấy, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay là gần 8%. Thật tốt khi ngày càng có thêm nhiều bệnh viện có thể tiếp cận với những hợp chất chống nhiễm khuẩn như ở Hungary. Còn nếu chưa thể tiếp cận, thì theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vệ sinh tay hay rửa tay sạch sẽ được coi là liều vaccine tự chế đơn giản, hiệu quả về chi phí, cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Chỉ một động tác vệ sinh tay sạch cũng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, vốn làm tử vong hàng triệu người mỗi năm ở trên thế giới.

Cập nhật: 10/10/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video