Tìm ra vật liệu “giữ” khí methane

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện vật liệu có thể “giữ” và cô đặc khí methane, khí thải nhà kính có độ tập trung cao thứ hai trong khí quyển.

>>> Dòng hải lưu ấm Gulf Stream đang giải phóng methane từ đáy biển


Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện vật liệu có thể
“bắt được” và cô đặc khí methane - (Ảnh: llnl.gov)

Không như carbon dioxide (CO2) có thể bị giữ lại trong một loạt các dung môi và chất rắn xốp, methane (CH4) hoàn toàn không phân cực và tương tác rất yếu với hầu hết các vật liệu.

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và ĐH California, Berkeley mới đây đã thực hiện nghiên cứu mô phỏng máy tính cách “giữ” methane bằng cách dùng hai vật liệu khác nhau: các dung môi lỏng và nanoporous zeolite - vật liệu xốp thường được dùng trong các chất hút bám thương mại.

Kết quả cho thấy các dung môi lỏng không có tác dụng giữ methane, nhưng một số zeolite đã hấp thụ methane, mở ra hi vọng về một công nghệ mới đầy hứa hẹn.

Một trong số zeolite đó là SBN, có thể giữ một lượng methane vừa phải để biến nó thành methane có độ tinh khiết cao, từ đó có thể dùng để sản xuất điện năng suất cao.

Hai zeolit khác, có tên ZON và FER, thì có thể tập trung các luồng khí methane loãng sang dạng cô đặc vừa phải, có thể dùng để xử lý hệ thống thông gió trong các than.

Nghiên cứu này sẽ được công bố chi tiết trên tạp chí Nature Communications số ra tuần tới.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video