Tìm thấy mảnh lục địa cổ đại bị mất tích

Đất đai trên bề mặt địa cầu từng hợp nhất dưới dạng siêu lục địa Rodinia, và giờ đây giới chuyên gia cho rằng đã tìm được mảnh còn lại của nó bị chôn vùi dưới Ấn Độ Dương.

Cho đến cách nay khảng 750 triệu năm trước, Trái đất chỉ có duy nhất siêu lục địa khổng lồ gọi là Rodinia.

Và dù hiện cách nhau một đại dương rộng hàng trăm km, Ấn Độ từng nằm kế bên Madagascar.


Mauritia được cho là dải đất nối liền Ấn Độ và Madagascar - (Ảnh: Trond Torsvik)

Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy) vừa tìm được chứng cứ cho thấy có một mảnh đất được cho là tiểu lục địa từng kết nối Ấn Độ - Madagascar.

Dải đất trên, được gọi là Mauritia, bị chia nhỏ theo thời gian và cuối cùng biến mất dưới sóng biển đại dương khi thế giới hiện đại tượng hình, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience.

Giáo sư Trond Torsvik cho biết đã tìm thấy zircon trong cát trên bờ biển đảo quốc Mauritius, và kết quả phân tích đồng vị cho thấy chúng có niên đại từ 1.970 đến 600 triệu năm trước.

Nhóm chuyên gia kết luận chúng là tàn tích của một dạng đất cổ đại đã bị kéo lên bề mặt Trái đất trong quá trình núi lửa phun.

Họ cho rằng những mảnh còn lại của Mauritia có thể được tìm thấy ở độ sâu 10km bên dưới Mauritius và Ấn Độ Dương.

Cập nhật: 03/02/2017 Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video