Tìm thấy tàn tích núi lửa giống trong phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ Dương đã phát hiện ra tàn tích của một ngọn núi lửa ở dưới nước có hình dáng kỳ lạ giống với "Con mắt của Sauron" trong bộ truyện giả tưởng nổi tiếng "Chúa tể của những chiếc nhẫn" của nhà văn JRR Tolkien.

Núi lửa "Con mắt của Sauron" này dài 6,2 km, rộng 4,8km. Miệng núi lửa này còn sót lại sau sự sụp đổ cổ xưa của một ngọn núi lửa dưới đáy biển sâu. Nó được bao quanh bởi một vành cao 300 m, tạo ấn tượng giống như mí mắt và một đỉnh hình nón cao bằng nhau ở trung tâm, trông giống như một con ngươi.


Núi lửa hơn 100 triệu năm còn nguyên vẹn dưới đáy biển ở Australia.

Núi lửa kỳ dị này nằm cách tây nam của đảo Christmas, Australia khoảng 280 km, một lãnh thổ hải ngoại của Australia. Nó nằm ở độ sâu 3.100m.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cấu trúc này khi đang ở trên tàu nghiên cứu đại dương Investigator, thuộc sở hữu của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung của Australia (CSIRO), vào ngày thứ 12 của chuyến thám hiểm đến Lãnh thổ Ấn Độ Dương của Australia. Giống như các núi lửa khác, núi lửa này hình thành khi đỉnh của ngọn núi lửa ban đầu sụp đổ.

"Magma nóng chảy ở chân núi lửa dịch chuyển lên trên, để lại những khoang trống bên dưới. Lớp vỏ rắn, mỏng trên bề mặt của mái vòm sau đó sụp đổ, tạo ra một cấu trúc lớn giống như miệng núi lửa", nhà khoa học trưởng Tim O'Hara, người phụ trách cấp cao tại Museums Victoria ở Australia, cho biết.

Tiếp tục mối liên hệ với tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Tolkien, các nhà nghiên cứu đã đặt tên ngọn núi có hình nón bao phủ là Barad-dûr, theo tên thành trì chính của Sauron, và đường nối Ered Lithui, theo tên của Dãy núi Ash, cả hai đều được tìm thấy cùng với Eye of Sauron trong thế giới ma quỷ của Mordor. Ered Lithui là một phần của một cụm các vỉa được cho là có niên đại khoảng 100 triệu năm.

Trải qua hàng triệu năm, cát và các mảnh vụn chìm - vật chất dạng hạt, bao gồm sinh vật phù du, phân và các chất hữu cơ khác - đã phủ lên vỉa một lớp trầm tích dày khoảng 100 m. Tuy nhiên, miệng núi lửa vẫn còn tương đối nguyên vẹn khi được phát hiện.

O'Hara viết: “Tốc độ trầm tích này đáng lẽ đã làm tan biến và che giấu một phần miệng núi lửa. Thế nhưng nó trông nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên đối với một cấu trúc đáng lẽ phải 100 triệu năm tuổi".

Sự nguyên vẹn này cho thấy, núi lửa đã được tạo ra, sau đó sụp đổ và chìm xuống đại dương.

Cập nhật: 26/07/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video