Giống người Hobbit trong "Chúa tể của những chiếc nhẫn" có thực?

  •   3,73
  • 6.062

Một nghiên cứu khoa học mới đây khẳng định giống người trong tưởng tượng của nhà văn J.R.R Tolkien, tác giả tiểu thuyết “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, thực tế có tồn tại.

Nghiên cứu mới cho rằng người hobbit có thể đã cùng tồn tại song song với giống loài chúng ta cho đến khi tuyệt chủng cách đây 12.000 năm, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings B Journal.

Giống người Hobbit trong tưởng tượng so với nhân vật "Chúa tể của những chiếc nhẫn".
Giống người Hobbit trong tưởng tượng so với nhân vật "Chúa tể của những chiếc nhẫn".

Loài người Flores (tên khoa học Homo floresiensis, chi Người Homo) với biệt danh Hobbit, có thân hình nhỏ bé, não nhỏ, đời sống ngắn, và chỉ cao khoàng 1 mét khi đứng thẳng. Nghiên cứu về xương cổ tay, cánh tay, vai, và chi dưới trên loài người Hobbit đã khẳng định rằng, người hiện đại (Homo sapiens) và người lùn là hai loài hoàn toàn khác nhau. Hơn thế nữa, người lùn có cấu trúc gần giống người cổ đại và vượn người hơn người hiện đại. Năm 2006, có ít nhất 2 nhóm nghiên cứu tìm cách chiết xuất DNA từ mẩu răng của người lùn được khai quật năm 2003. Tuy nhiên, do mẫu vật chứa hàm lượng quá thấp DNA, và do sự biến tính DNA xảy ra trong quá trình tìm kiếm do các mũi khoan có nhiệt độ cao, mà cả hai nhóm đều thất bại.

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng, giống người “mini” trên cùng nhóm với người lùn Pygmy, sống ở xích đạo châu Phi. Bộ não của họ có kích thước nhỏ là do bị một loại bệnh khiến không thể phát triển bình thường.

Tuy nhiên, theo phát hiện mới đây, họ là giống người mới, trở nên nhỏ bé do các điều kiện ngoại cảnh của đảo tác động. Theo một nghiên cứu của Eleanor Weston và Adrian Lister thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London, não của họ nhỏ do phải sống cô lập trên đảo.

Các nhà khoa học khẳng định người Hobbit có nguồn gốc từ những giống người thời tiền sử, mà cụ thể là người Homo erectus, đã bị tuyệt chủng.

Cả Homo erectus và người hiện đại (Homo sapiens) đều có nguồn gốc từ giống người Homo ergaster, sống cách đây 1,5 triệu năm. Hai nghiên cứu mới nhất cho thấy, Hobbit là con cháu của một trong hai giống người kể trên.

Nhóm nghiên cứu của William Jungers, ĐH Stony Brook, New York đã phân tích dấu chân của một người Hobbit. Theo một số dấu hiệu, dấu chân của họ rất giống con người hiện đại với ngón chân cái to hơn, cùng khớp xương giúp ngón chân choãi ra để “gánh vác” trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số đặc điểm khác, như bàn chân dài hơn người hiện đại với các ngón chân dài và cong giống loài tinh tinh.

Cập nhật: 20/12/2018 Theo Báo Đất Việt (DailyMail)
  • 3,73
  • 6.062