Tòa nhà xui xẻo khiến người sống bên trong mắc trọng bệnh

Tòa nhà số 7 trên phố Gvardeytsiv Kantemirovtsiv (nay là Phố Mariyi Pryimachenko) ở Kramatorsk, Ukraine, nổi tiếng là nơi bị nguyền rủa vì khiến cư dân mắc bệnh bạch cầu nguy hiểm.

Được trang bị thang máy và nước nóng, khu chung cư này toát lên vẻ sang trọng khác lạ với hầu hết ở các tòa nhà dân cư thời Xô Viết.


Tòa nhà số 7 phố Mariyi Pryimachenko ngày nay. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Gia đình đầu tiên chuyển đến đây vào năm 1980. Họ rất hài lòng về điều kiện sống ở đó. Nó được cho là một trong những căn hộ tốt nhất trong thành phố. Tuy nhiên, niềm vui của họ lại rất ngắn ngủi.

Chỉ một năm sau khi đến nhà mới, cô con gái 18 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và qua đời trong vòng vài tháng. Gia đình chưa kịp nguôi ngoai thì cậu con trai 16 tuổi lại mắc căn bệnh tương tự và qua đời. Tiếp theo, người mẹ là nạn nhân thứ ba trong gia đình này tự nhiên đổ bệnh. Họ tự hỏi liệu căn hộ có bị nguyền rủa hay không.

Ban đầu, giả thuyết bí ẩn đó đã không nhận được sự quan tâm của công chúng. Và các bác sĩ cho rằng căn bệnh này là do di truyền. Những người còn lại trong gia đình sớm chuyển đi và ủy ban điều hành thành phố đã giao chìa khóa căn hộ cho một gia đình khác.

Năm 1987, bi kịch lại ập đến. Cậu con trai đang tuổi thiếu niên của gia đình thứ hai lại qua đời vì bệnh bạch cầu. Em trai của cậu cũng rơi vào tình trạng nguy kịch. Người cha quá đau lòng đã thúc đẩy một cuộc điều tra về tòa nhà này.

Phải đến hai năm sau, nhà chức trách địa phương mới đồng ý cử một đội điều tra mang theo máy đo phóng xạ đến tòa nhà số 7 phố Gvardeytsiv Kantemirovtsiv. Họ phát hiện ngưỡng phóng xạ cao trong căn hộ này. Đặc biệt, mức độ tại căn phòng nơi bọn trẻ ngủ vượt gấp nhiều lần ngưỡng cho phép.

Các nhà điều tra cuối cùng đã dò ra nguồn hóa chất độc hại phát ra từ các bức tường. Cư dân của tòa nhà nhanh chóng được sơ tán còn bức tường bị phá bỏ. Khối bê tông được gửi đến Viện Nghiên cứu Hạt nhân Kiev, nơi các nhà khoa học tìm thấy một viên nang nhỏ chứa chất phóng xạ cao Caesium 137, loại được sử dụng trong máy đo bức xạ.

Từ số sê-ri được khắc trên viên nang, người ta xác định rằng viên nang này đã bị thất lạc từ một mỏ đá, nơi cung cấp sỏi để xây dựng căn hộ. Vô tình, viên nang chứa phóng xạ bị trộn lẫn với bê tông và mắc kẹt trong các bức tường giữa căn hộ 85 và 52. Nó nằm gần giường của trẻ nhỏ và gây ra thảm kịch khiến 4 người thiệt mạng. Cuối cùng, 17 người khác được xác nhận đã nhiễm phóng xạ ở mức độ khác nhau.

Cho đến nay, tòa nhà số 7 vẫn còn tồn tại và có người sống bên trong. Mức độ phóng xạ hiện đã trở lại bình thường.

Cập nhật: 04/11/2023 Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video