Tốc độ ánh sáng có thể được làm chậm lại

Máy tính lượng tử sử dụng photon thay cho các electron sẽ trở thành hiện thực khi các chuyên gia nghiên cứu của hãng NTT (Nhật) kéo dài thời gian di chuyển của ánh sáng để lưu trữ dữ liệu.

Họ đã đưa ánh sáng vào một thiết bị pha lê với các lỗ hổng nano. Những lỗ này sẽ giữ photon trong khoảng 1 nano giây (1 phần tỷ giây), nhờ đó tốc độ ánh sáng có thể chỉ bằng 1/50.000 lần so với trong môi trường chân không.

Các chuyên gia của IBM cũng đã làm chệch hướng đi của tia sáng bằng cách đưa chúng vào những chuỗi gồm 100 vòng siêu nhỏ để trì hoãn đường di chuyển. Những vòng này đóng vai trò như bộ nhớ đệm quang học trên chip.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm cách làm chậm tốc độ ánh sáng khi truyền chúng qua các cấu trúc lạnh.

Những phương pháp trên cho thấy ánh sáng có thể được dùng để lưu thông tin trong một RAM photon - cơ sở để phát triển bộ nhớ ánh sáng cho máy tính lượng tử.

T.N.

Theo TechWorld, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video