Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có nên ăn?

Vì sao tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh?

Tỏi ngâm giấm là món ăn kèm yêu thích của nhiều người nhưng nhiều khi lại gây lo ngại khi chuyển sang màu xanh, nguyên nhân là gì, và lọ tỏi đó còn an toàn không?

Tỏi ngâm giấm được dùng để ăn kèm với nhiều món như bún, miến... hoặc được dùng pha một số loại nước chấm. Nó giúp kích thích vị giác, điều hòa hương vị và cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, hiện tượng hũ tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh khiến nhiều người lo ngại. Phải chăng lọ tỏi đã hỏng và kém an toàn?

Tình trạng tỏi ngâm giấm chuyến màu xanh rất phổ biến, khiến nhiều người cảm thấy phiền lòng vì sản phẩm mình tạo ra không được hoàn hảo. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến tính axit của giấm. Khi tiếp xúc với tỏi, giấm sẽ tác động lên axit amin có trong tỏi và tạo thành hợp chất pyrroles.

Các pyrroles kết hợp với nhau tạo thành polypyrroles và gây ra sự thay đổi màu sắc: 4 pyrroles kết hợp lại sẽ thành màu xanh lá cây, 3 pyrroles kết hợp lại sẽ khiến lọ tỏi ngâm giấm chuyển sang màu xanh lam.

Tỏi ngâm dấm ngả màu xanh vẫn dùng được chứ không nên đổ đi. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ điều trị bệnh sẽ giảm so với loại tỏi già và ngâm đúng cách.


Nên chọn tỏi già để khi ngâm tỏi không bị chuyển sang màu xanh. (Ảnh minh họa).

Hiện nay, có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi với sức khỏe người dùng. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường acid sẽ kích thích các thành phần dược lý trong tỏi. Do đó, ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng trong việc đề phòng các bệnh tim mạch. Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não... Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra những người thường xuyên ăn tỏi tỷ lệ bị ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với những người không thường xuyên ăn tỏi. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình lão hóa giúp trẻ lâu.

Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi ngâm giấm chứa hợp chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Chống vi khuẩn và kháng virus: Tỏi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh trong cơ thể.

Việc tỏi ngâm dấm rất hay bị chuyển sang màu xanh theo các chuyên gia điều này hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tỏi chuyển màu xanh là do tỏi đang còn non. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm màu xanh mà không lo bị độc.

Được biết, tỏi ngâm dấm là món ăn được dùng từ rất lâu đời nhưng chưa có ca ngộ độc nào được nghi nhận.

Cách làm tỏi ngâm dấm không bị xanh
  • Tỏi bóc sạch vỏ áo phía ngoài, rửa sạch rồi cho vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút.
  • Vớt tỏi ra, để ráo nước. Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.
  • Sau 1 tuần là bạn đã có thể dùng được. Lưu ý việc ngâm tỏi vào nước muối loãng sẽ giúp tỏi ngâm được giòn, trắng hơn.
Cập nhật: 22/07/2024 Theo healthplus/vtc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video