Tổng hợp các triệu chứng phơi nhiễm nấm mốc phổ biến

Việc tiếp xúc và bị phơi nhiễm với nấm mốc không ảnh hưởng tới người lớn và trẻ nhỏ theo cùng một cách. Có những trường hợp hoàn toàn bình thường trước nấm mốc nhưng ngược lại, có những người sẽ sinh ra các triệu chứng, đặc biệt là ở người bị dị ứng nấm mốc. Các triệu chứng thường thấy là nghẹt mũi, thở khò khè, đỏ mắt, đỏ da và ngứa.

Dưới đây sẽ giải thích các triệu chứng phơi nhiễm nấm mốc phổ biến và hiếm gặp có thể xảy ra khi tiếp xúc với nấm mốc.

1. Các triệu chứng thường gặp khi tiếp xúc với nấm mốc

Một số loại nấm mốc có thể gây dị ứng và hen suyễn. Nấm mốc phát triển ở những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như tầng hầm, xung quanh bồn rửa, nhà vệ sinh, mái nhà, cửa sổ, khu vực có nước đọng. Các loại nấm mốc trong nhà phổ biến nhất là Cladosporium, Penicillium và Aspergillus.

1.1. Triệu chứng dị ứng nấm mốc

Các triệu chứng dị ứng nấm mốc bao gồm:

  • Ngứa mũi, mắt và cổ họng
  • Hắt hơi
  • Tắc mũi (nghẹt mũi)
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Đờm (đàm)
  • Chảy nước mũi sau.

Giống như các bệnh dị ứng khác thì dị ứng nấm mốc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện dị ứng nấm mốc có thể hình thành ngay sau khi tiếp xúc với nấm mốc hoặc muộn hơn sau đó. Khi các triệu chứng bị trì hoãn có thể ảnh hưởng tới việc nhận diện mối quan hệ giữa dị nguyên gây dị ứng và biểu hiện.


Các biểu hiện dị ứng nấm mốc có thể hình thành ngay sau khi tiếp xúc với nấm mốc hoặc muộn hơn sau đó. (Ảnh: Internet).

1.2. Triệu chứng hen suyễn

Ngoài dị ứng thì nấm mốc có thể gây khởi phát triệu chứng hen suyễn thể dị ứng ở một số người. Các biểu hiện này bao gồm:

  • Ho
  • Thở khò khè
  • Thở hụt hơi
  • Tức ngực.

Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn có thể sưng tấy, co cơ hoặc nhiều dịch nhầy. Mặc dù hen suyễn có thể được kiểm soát nhưng cơn hen cần can thiệp sớm để không ảnh hưởng tới tính mạng.

2. Các triệu chứng hiếm gặp khi tiếp xúc với nấm mốc

Các trường hợp hiếm gặp hơn khi tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Ho ra máu
  • Nhược cơ.

2.1. Viêm phổi quá mẫn

Viêm phổi quá mẫn là bệnh phổi dị ứng không gây hen, không phải dị ứng. Bệnh có thể gây ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng như ho và khó thở hoặc các biểu hiện tương đối giống với cảm cúm như đau nhức cơ thể, đau đầu và sốt. Bệnh có thể ở dạng cấp tính hoặc chuyển thành mạn tính (khoảng 5%) nếu không được điều trị kịp thời.


Nấm mốc phát triển ở những nơi ẩm ướt và thường xuyên đọng nước. (Ảnh: Internet).

Một số nhóm người có nguy cơ cao mắc viêm phổi quá mẫn bao gồm người chăn nuôi thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc trong cỏ khô và ngũ cốc. Tuy nhiên tỷ lệ trong nhóm có nguy cơ cao này chỉ chiếm từ 5% - 15% là phát triển bệnh này.

2.2. Bệnh nhiễm nấm aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA)

Bệnh nhiễm nấm aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA) là phản ứng quá mẫn đối với chủng Aspergillus (thường là A. fumigatus) xuất hiện hầu như chỉ ở bệnh nhân hen suyễn hoặc ít gặp hơn là bệnh xơ nang.

Người bị tình trạng này thường phát triển các triệu chứng như ho có đờm lẫn dịch đỏ, sốt và suy nhược. Điều trị bệnh chủ yếu là corticosteroid và thuốc chống nấm.

2.3. Nhiễm trùng nấm

Đôi khi bạn có thể bị nhiễm nấm khi hít phải bào tử nấm mốc chẳng hạn như bệnh Coccidioidomycosis là một bệnh lý phổi hoặc lan tỏa theo đường máu gây ra bởi nấm Coccidioides immitis và C. posadasii.

Nhiễm trùng nấm này không lây nhiễm và thường nhẹ, Các triệu chứng xuất hiện từ 1 - 3 tuần sau khi tiếp xúc với bào tử nấm và có thể kéo dài tới vài tháng, bao gồm: mệt mỏi, ho, sốt, đau ngực, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, đổ mồ hôi đêm và phát ban. Có khoảng 5% - 10% số người bị bệnh có phát triển các biến chứng lâu dài. Những người có hệ miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ mắc cao nhất.


Đôi khi bạn có thể bị nhiễm nấm khi hít phải bào tử nấm mốc. (Ảnh: Internet).

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào các triệu chứng hen suyễn hoặc dị ứng xảy ra và bạn cảm thấy bất thường thì đều nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác cùng phương pháp điều trị thích hợp.

Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng từ nhẹ tới trung bình có liên quan tới phơi nhiễm với nấm mốc, bao gồm: thuốc xịt mũi chứa cortisteroid, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi và nước rửa mũi. Nhưng nếu các triệu chứng không có dấu hiệu giảm nhẹ mà còn nghiêm trọng hơn thì bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế.

Cập nhật: 14/04/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video