Top 10 sự thật ít biết về vị Sa hoàng cuối cùng của nước Nga

Nicholas II là vị Sa hoàng cuối cùng của nước Nga cũng là Đại vương công Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Sa hoàng Nicholas II bị lật đổ vào đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/7/1918 trong một căn phòng ở Yekaterinburg.

1. Chuyến đi vòng quanh thế giới từ 1890-1891


Sa hoàng Nicholas II tại Nagasaki, Nhật Bản, năm 1891.

Ông đã có một chuyến đi qua các nước như Ai Cập, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan cùng với em trai mình là George và hoàng tử của Hy Lạp. Khi đặt chân đến Nhật Bản, Nicholas đã được một người thợ xăm tên Hori Chyo xăm cho một con rồng lớn trên cẳng tay phải.

2. Trước khi kết hôn, Nicholas II từng có một mối tình sâu đậm với diễn viên múa ballet

Khi còn là đại Công tước, ông từng có quan hệ tình cảm với nữ diễn viên ballet người Ba Lan Matilda Kshesinskaya. Mối quan hệ kéo dài 3 năm cho đến khi ông kết hôn với Hoàng hậu Alexandra vào năm 1894.

3. Năm 26 tuổi trở thành Sa hoàng

Khi Nicholas II kế vị cha mình vào năm 1894, ông mới 26 tuổi. Cha của ông đã qua đời ở tuổi 49, khi đó Nicholas vẫn chưa được đào tạo bài bản về các công việc của một vị Sa hoàng cần biết.

4. Sa hoàng Nicholas II là anh em họ đầu tiên với Vua George V (Anh) và anh em họ thứ hai với Kaiser Wilhelm II (Đức)


Ảnh trái: Kaiser Wilhelm II của Đức (trái) với Nicholas II (phải) vào năm 1905. Ảnh phải: Sa hoàng Nicholas II (trái) và Vua George V (phải) ở Berlin 1913.

Mặc dù có quan hệ họ hàng với cả hai nước trong Thế chiến I, nhưng mối quan hệ này cũng không ngăn cản được việc nước Nga bị lôi kéo vào cuộc chiến.

5. Ông có quan hệ họ hàng với cả Nữ hoàng Victoria và Hoàng thân Philip thông qua cuộc hôn nhân

Trước khi trở thành Sa hoàng, Nicholas II đã kết hôn với Công chúa Alexandra của Hesse-Darmstadt. Bà là cháu gái của Nữ hoàng Victoria và có quan hệ mật thiết với Hoàng thân Philip.

Năm 1993, Philip đã hiến máu của mình để làm xét nghiệm AND với Tsarina (tước hiệu của nữ hoàng nước Nga hoặc của vợ của Sa hoàng) và các con của cô để xác nhận thân phận của họ.

6. Sử dụng tiếng Anh khi trò chuyện cùng vợ

Khi Sa hoàng Nicholas II nói tiếng Nga còn vợ của ông lại nói tiếng Đức nên họ thường giao tiếp bằng tiếng Anh để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin cùng đối phương. Đôi lúc họ cũng có sử dụng thêm một chút tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý vào những lần giao tiếp.

Hoàng hậu Alexandra không học tiếng Nga cho đến khi bà kết hôn cùng Sa hoàng Nga. Bà có giọng đọc rất hay và tốt nhưng nói lại chậm.

7. Thích tặng trứng Phục sinh cho mẹ và vợ mình


Quả trứng mang tên Đăng quang do Sa hoàng Nicholas II đặt làm riêng cho Hoàng hậu Alexandra.

Có tổng cộng 50 quả trứng Phục sinh Fabergé đã được tạo ra để dành riêng cho hoàng gia Nga từ năm 1885 – 1916. Trong đó có 40 quả được tạo dưới thời trị vì của Nicholas II.

Hàng năm, ông đều tặng cho vợ và mẹ mình mỗi người một quả Fabergé. Trứng Fabergé có nhiều kích cỡ khác nhau, cao từ 7 – 12 cm. Chúng được làm bằng tay, sử dụng những nguyên liệu đắt giá như vàng, kim cương và đá quý. Mỗi quả trứng lại có thiết kế không trùng lặp và cần tới 1-2 năm chuẩn bị. Thông thường, quả trứng phục sinh đều mở được và bên trong chứa một điều bất ngờ nào đó, ví dụ như một bức chân dung hoặc đồng hồ tí hon.

Nổi tiếng nhất là quả trứng mang tên Đăng quang do Sa hoàng Nicholas II đặt làm riêng cho Hoàng hậu Alexandra. Vỏ trứng mô phỏng họa tiết trên áo choàng của Sa hậu, bên trong là cỗ xe chở bà đến nơi đăng quang.

8. Ông được đề cử giải Nobel hòa bình năm 1901

Nicholas II đã cố gắng theo đuổi chính sách bình định Châu Âu và củng cố mối liên minh Nga – Pháp. Năm 1899, ông đã khởi xướng việc bãi bỏ các cuộc chạy đua vũ trang, giàn xếp các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Mặc dù các cố gắng của ông đều không thành công nhưng ông vẫn được đề cử giải Nobel hòa bình cùng với nhà ngoại giao Nga Friedrich Martens.

9. Được phong làm thánh


Lăng mộ của Sa hoàng Nicholas II và gia đình của ông.

Sa hoàng Nikolai II, hoàng hậu Aleksandra Feodorovna và 5 người con của họ (là Olga, Tatiana, Maria, Anastasia, và Aleksei) cùng những người hầu theo phục vụ họ là: Eugene Botkin, Anna Demidova, Aleksey Trupp và Ivan Kharitonov,… đã bị xử bắn ở Yekaterinburg vào đêm 16, rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918.

Năm 1981, giáo hội Chính thống của Nga đã công nhận họ là những người tử vì đạo.

10. Bị gọi là kẻ khát máu

Vào thời đó, Nga là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới nhưng đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và quân sự trong thời Nikolai II cai trị. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là “Nikolai Kẻ khát máu”, vì vụ thảm kịch Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người Do Thái xảy ra dưới triều ông.

Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế quốc bại trận. Cũng chính ông là người đã đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung.

Cập nhật: 31/07/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video