Top 10 sự thật thú vị về Nam Đại Dương - Đại dương thứ 5 của thế giới

Cùng khám phá sự độc đáo của "đại dương thứ 5" vừa được thế giới chính thức công nhận qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vị trí: Nam Đại Dương thực chất là vùng biển bao quanh Nam Cực, nằm ở Nam bán cầu, vĩ tuyến 60 độ Nam. Nó là sự kết hợp một phần của vùng biển Nam Đại Tây Dương, Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

2. Tên gọi: Nam Đại Dương, còn được gọi là Nam Cực Đại Dương, Nam Cực hoặc Đại Dương Áo. Đây chính là đại dương trẻ nhất vì nó được hình thành "chỉ" 30 triệu năm trước khi lục địa Nam Mỹ và Nam Cực tách rời nhau.


Đây chính là đại dương trẻ nhất vì nó được hình thành "chỉ" 30 triệu năm trước.

3. Kích thước: Nam Đại Dương là đại dương lớn thứ tư (hoặc nhỏ thứ hai) trên Trái đất, chỉ bao phủ vỏn vẹn 6% bề mặt hành tinh của chúng ta.

4. Độ sâu: Độ sâu trung bình khoảng của Nam Đại Dương là 3.200m. Điểm sâu nhất ở Nam Đại Dương là ở rãnh South Sandwich với độ sâu hơn 7.000m.

5. Sự nguy hiểm: Băng trôi có thể bắt gặp trên bề mặt của Nam Đại Dương vào bất kỳ mùa nào trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10, khu vực này có gió thổi mạnh, khiến việc đi lại bằng tàu bè là hết sức nguy hiểm.

6. Nhiệt độ: Nhiệt độ nước biển của Nam Đại Dương dao động từ -2 độ C đến 10 độ C, dao động theo mùa. Điều thú vị là bờ biển Nam Cực cũng có một số khu vực không có băng, ngay cả trong mùa đông.

7. Du khách: Nhiệt độ thấp và sự phân bố của những tảng băng trôi trong khu vực không ngăn cản được khách du lịch tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cực Nam của Trái đất. Ước tính có hơn 50.000 khách du lịch ghé thăm Nam Đại Dương mỗi năm.

8. Động vật hoang dã: Nam Đại Dương được phát hiện là nơi sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế, chim hải âu lang thang, cá voi xanh, hải cẩu lông và cả những con mực khổng lồ có chiều dài lên đến 15m.


Chỉ có một số ít cảng biển ở Nam Đại Dương.

9. Bến cảng: Chỉ có một số ít cảng biển ở Nam Đại Dương, đa số thuộc về các trạm nghiên cứu, chẳng hạn như Trạm Rothera (cơ sở nghiên cứu của Anh), Trạm Palmer (Hoa Kỳ), Trạm Mawson (Úc). Di chuyển tới những cảng này là tương đối khó khăn vào mùa đông, khi băng dày.

10. Con người: Không hề có người bản địa trên Nam Cực. Tại lục địa lạnh nhất hành tinh này chỉ có các trạm nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng những nhà nghiên cứu, nhà khoa học và thám hiểm cùng gia đình của họ chỉ làm việc và sinh sống ở đó trong một thời gian nhất định.

Cập nhật: 15/06/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video