Top 4 loại rau củ vừa ngon vừa rẻ, nhưng lại là “tổ ký sinh trùng”

Ngày nay việc ăn uống không chỉ giới hạn ở việc ăn cho no, mà còn phải đủ cả hương vị và dinh dưỡng.

Những loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng

Ăn uống là một trong những việc quan trọng nhất đối với đời người. Dù nghèo hay giàu, dù bận hay nhàn, cơ thể không thể thiếu những bữa ăn. ‏

‏Với mức sống không ngừng được nâng cao, yêu cầu về thực phẩm của con người cũng dần trở nên nhiều hơn. Mỗi bữa ăn phải chứa đầy đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất… để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta thường phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trong số đó, rau là loại thực phẩm không thể thiếu và phải có trong mỗi bữa ăn.‏

‏Rau cung cấp cho chúng ta nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng, chất xơ và các thành phần khác. Bất kể xuân hạ thu đông, nếu chúng ta muốn duy trì sức khỏe tốt, không thể bỏ qua rau củ. Đặc biệt, rau cũng có nhiều cách chế biến như xào, nấu, luộc, ăn sống… để giúp bữa ăn thêm phong phú hơn.‏

‏Tuy nhiên, trên thực tế, không nên ăn sống bừa bãi vì một số loại rau có môi trường sinh trưởng đặc biệt, trong quá trình sinh trưởng không chỉ dễ thu hút côn trùng, bám tạp chất mà còn dễ sinh ra vi khuẩn, ký sinh trùng, khó nhìn thấy bằng mắt thường. ‏

Đặc biệt là với 4 loại rau sau đây, đừng bất cẩn trước khi ăn vì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.‏

1‏. Củ niễng

‏Củ niễng có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta và là một trong những loại rau thủy sinh phổ biến, thường sinh sống ở vùng bùn lầy, ngập nước, ven ao hồ tại Đồng bằng Bắc Bộ thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên…

‏ Tại Việt Nam củ niễng nhiễm nấm này được gọi là cây cái.

‏Do bị nhiễm nấm than khiến cây không ra hoa mà thân phình ra, được sử dụng làm rau ăn ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10. Tại Việt Nam củ niễng nhiễm nấm này được gọi là cây cái, là một đặc sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời còn được dùng như một vị thuốc đông y.‏

‏Tuy nhiên không nên ăn sống củ niễng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những loài sống dưới nước lâu năm rất dễ nhiễm sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) - một loại ký sinh trùng thủy sinh phổ biến xâm nhập vào cơ thể con người và thường cư trú ở ruột non. Ngoài ra, củ niễng còn nhiều axit oxalic - một chất có thể lắng đọng thành sỏi thận hoặc kết hợp với canxi, magie làm cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, nên cần chần qua trước khi nấu.‏

2. Củ sen

Mùa thu đông là mùa củ sen, loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng dưỡng ẩm, giảm khô, kiện tỳ và dạ dày, tăng cường thể lực. Củ sen tươi cũng có thể ăn sống, vị ngọt, mọng nước, giòn và thơm ngon như trái cây nên nhiều người rất thích sử dụng.

Trước khi ăn củ sen phải gọt vỏ, rửa sạch, sơ chế kỹ càng...‏

‏Nhưng chúng ta vẫn phải tránh ăn sống. Vì củ sen mọc dưới gốc sen - bộ phận thường bị vùi sâu trong bùn. Có nơi người ta tận dụng phân bón để trồng củ sen nhằm tăng thêm chất dinh dưỡng nên củ sen không chỉ được phủ đất mà còn có khả năng hấp thụ nhiều loại ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh sán máng, Fasciolopsis, v.v. ‏

‏Vì vậy, trước khi ăn củ sen phải gọt vỏ, rửa sạch, sơ chế kỹ càng, sau đó đun nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài để đảm bảo vệ sinh hơn.‏

‏3. Củ mã thầy

‏Củ mã thầy hay còn gọi là hạt dẻ nước rất giàu dinh dưỡng, ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Chúng giòn, ngọt và mọng nước nên được nhiều người ưa thích ăn như một loại trái cây.

Loại củ này sinh trưởng trong bùn đất nên có thể bị sán lá gan, sán lá ruột ký sinh.‏

‏Tuy nhiên phần lớn củ mã thầy được trồng trên ruộng lúa hoặc vùng đất bùn ẩm, nhiều ký sinh trùng bám vào vỏ. Nhiều người nghĩ chỉ cần rửa sạch củ, gặm vỏ ngoài cũng chẳng sao, nhưng làm như vậy rất dễ nuốt phải ấu trùng giun.‏

‏Ngoài ra, loại củ này sinh trưởng trong bùn đất nên có thể bị sán lá gan, sán lá ruột ký sinh. Khi ăn sống, nang trùng sán lá sẽ đi vào ruột, sau vài ba tháng sẽ khiến người ăn mắc bệnh. Người bị sán lá nặng có biểu hiện mệt mỏi, suy dinh dưỡng, da khô. ‏

‏Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.‏

‏Cho nên, để ăn loại củ này cần gọt kỹ vỏ trước khi ăn. Có thể mang nấu canh hoặc luộc chín rồi mới làm salad.‏

‏4. Rau xà lách


Những cây xà lách cuộn tròn hay rau diếp sinh trưởng sát mặt đất dễ nhiễm ký sinh trùng.

‏Xà lách hay rau diếp là loại rau ăn sống nổi tiếng. Đây là nguồn chất xơ dồi dào và giàu vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những cây xà lách cuộn tròn hay rau diếp sinh trưởng sát mặt đất và cách bón phân, tưới nước không an toàn lớn lên dễ nhiễm ký sinh trùng.‏

‏Trong nghiên cứu năm 2012 của Brazil cho thấy dù trồng rau diếp bằng cách truyền thống, hữu cơ hay thủy canh, đều cho thấy mức độ đáng lo ngại của các sinh vật có khả năng gây bệnh, bao gồm coliform chịu nhiệt và ký sinh trùng đường ruột.‏

‏Rửa và khử trùng rau trước khi tiêu thụ, bất kể chúng được trồng bằng cách nào là biện pháp duy nhất để giảm nguy cơ ô nhiễm ở các loại rau ăn lá như rau diếp.‏

‏Nên hạn chế ăn sống xà lách. Lúc ăn, nên ngâm rửa kỹ. Nên nấu, chần tái thay cho cách ăn sống. Ngoài ra, bản thân xà lách, rau diếp cũng chứa một lượng axit oxalic nhất định, bạn vẫn nên chần qua nước sôi trước để dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Cập nhật: 19/12/2023 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video