Trận lũ lụt "1.000 năm" có một tại Thung lũng Chết nhìn từ vũ trụ

Các ảnh chụp của vệ tinh NASA cho thấy tác động lớn của trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở công viên quốc gia Thung lũng Chết hôm 5/8.


Ảnh vệ tinh ngày ngày 11/7 và ngày 7/8 của Thung lũng Chết. (Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA)

Ảnh hưởng của trận lũ lụt "1.000 năm" xảy ra ở công viên quốc gia Thung lũng Chết đầu tháng 8 lớn đến mức có thể quan sát từ không gian. Các vệ tinh Terra và Aqua của NASA chụp ảnh Thung lũng Chết vào ngày 11/7, trước khi lũ lụt xảy ra, và vào ngày 7/8, hai ngày sau trận mưa kỷ lục.

Hôm 5/8, khu vực Furnace Creek của Thung lũng Chết nhận lượng mưa 3,71 cm trong một ngày, bằng khoảng 75% lượng mưa thường trút xuống trong một năm. Trong những thập kỷ gần đây, lần duy nhất công viên quốc gia này nhận nhiều mưa hơn là vào ngày 15/4/1988, đạt mức 3,73 cm.

"Trận mưa lớn gây ra thảm họa lũ lụt tại Thung lũng Chết là một sự kiện 1.000 năm, cực kỳ hiếm gặp. Sự kiện 1.000 năm không có nghĩa là nó xảy ra một lần mỗi 1.000 năm, mà là chỉ có 0,1% khả năng xảy ra trong bất kỳ năm nào", Daniel Berc, nhà khí tượng tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ ở Las Vegas, cho biết.

Các hình ảnh về lũ lụt nhìn từ không gian do tổ chức Đài quan sát Trái Đất NASA công bố. Hình ảnh được tạo ra nhờ kết hợp ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng khả kiến để hiển thị vùng nước. Trong ảnh, nước lũ màu xanh lam đậm còn đất sũng nước màu xanh lam nhạt. Đất trống màu nâu còn thảm thực vật màu xanh lá cây sáng.


Những chiếc xe tại Thung lũng Chết bị lũ đẩy xô vào nhau. (Ảnh: Death Valley NPS)

Lũ lụt như vậy rất hiếm xảy ra ở Thung lũng Chết. Nguyên nhân liên quan đến "hiệu ứng bóng mưa", theo chuyên gia Sara Pratt tại NASA. Khi không khí ẩm từ Thái Bình Dương di chuyển vào đất liền, nó phải vượt qua 4 dãy núi trước khi đến Thung lũng Chết. Không khí bị đẩy lên phía trên các ngọn núi, hơi ẩm ngưng tụ và rơi xuống. Khi tới Thung lũng Chết, không khí không còn hơi ẩm. Các con đường xuyên qua Thung lũng Chết đã đóng cửa từ khi lũ lụt xảy ra.

Theo thông báo của công viên hôm 10/8, các khu vực được tham quan nhiều nhất vẫn đóng cửa do các mảnh vỡ và thiệt hại từ trận lũ. Một số người tránh những con đường bị chặn bằng cách đi trên đường đất thô sơ. Hành động này khiến các nhân viên phải tìm kiếm người mắc kẹt thay vì tiến hành các hoạt động chống lũ lụt.

Thung lũng Chết là nơi nóng nhất Trái đất, từng đạt mức nhiệt 56,7 độ C vào ngày 10/7/1913. Số liệu này được ghi nhận trong một đợt nắng nóng mà nhiệt độ đạt mức 53,9 độ C trở lên trong suốt 5 ngày liên tiếp.

Cập nhật: 12/08/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video