Trẻ dưới 1 tuổi tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ giảm nguy cơ bị hen suyễn

(khoahoc.tv) - Những trẻ sơ sinh đã tiếp xúc với lông động vật gặm nhấm và những vật nuôi khác, các chất gây dị ứng của gián và một loạt các vi khuẩn khác trong nơi ở trong năm tuổi đầu tiên sẽ ít bị dị ứng, thở khò khè và hen suyễn, theo các kết quả của một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Trung tâm trẻ em Johns Hopkins (Johns Hopkins Children's Center) và các tổ chức khác công bố.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những trẻ em lớn lên trong các trang trại có tỉ lệ dị ứng và tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn, đây là hiện tượng xảy ra do tiếp xúc thường xuyên với các vi sinh vật trong đất của các trang trại. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác lại phát hiện thấy, nguy cơ bị hen suyễn tăng trong những trẻ sống ở thành phố tiếp xúc với nồng độ cao các chất thải và gây dị ứng của gián và chuột.

Nghiên cứu mới này khẳng định rằng trẻ em sống ở những căn nhà như vậy có tỉ lệ dị ứng và hen suyễn chung cao hơn nhưng bổ sung thêm một trùng hợp ngẫu nhiên: Những trẻ gặp phải những chất gây dị ứng, hen suyễn như kể trên trước sinh nhật đầu tiên của chúng dường như có lợi hơn so với bị ảnh hưởng bởi các tác nhân này. Quan trọng hơn, tác dụng bảo vệ của cả sự tiếp xúc với chất dị ứng và vi khuẩn là không xảy ra nếu lần tiếp xúc đầu tiên của trẻ với các tác nhân gây dị ứng xảy ra sau khi trẻ đã hơn 1 tuổi.

Một báo cáo về nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology) số tháng 6 cho thấy, sự tiếp xúc sớm với vi khuẩn và một số chất gây dị ứng nào đó có thể có tác dụng bảo vệ nhờ hình thành đáp ứng miễn dịch của trẻ nhỏ - các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp thông tin cho các chiến lược phòng ngừa dị ứng và thở khò khè, cả hai đều là dấu hiệu tiền phát của bệnh hen suyễn.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian tiếp xúc ban đầu có thể là rất quan trọng”, tác giả chính của nghiên cứu, Robert Wood, MD, giám đốc phòng Dị ứng và miễn dịch học tại Trung tâm trẻ em Johns Hopkins cho biết. “Điều mà nghiên cứu này cho chúng ta biết, không chỉ là về các phản ứng miễn dịch của chúng ta đã được định hình trong những năm đầu đời, mà còn cho thấy một số vi khuẩn và chất gây dị ứng đóng một vai trò quan trọng kích thích và huấn luyện hệ miễn dịch hành xử theo một cách nào đó”.

Nghiên cứu này được tiến hành trong 467 trẻ sơ sinh tại Baltimore, Boston, New York và St. Louis, sức khỏe của các bé này đã được theo dõi trong vòng 3 năm. Các nhà nghiên cứu đã đến nơi ở của các trẻ này để đánh giá mức độ và loại chất gây dị ứng có mặt trong môi trường sống của các bé và kiểm tra dị ứng và chứng thở khò khè thông qua xét nghiệm máu định kì và xét nghiệm trích da, các bài kiểm tra thể chất và khảo sát về phụ huynh. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích thành phần vi khuẩn trong bụi thu được từ các căn nhà của 104 trẻ trong số 467 trẻ trong nghiên cứu.

Những trẻ sơ sinh lớn lên trong các nhà có lông chuột, lông mèo và phân gián trong năm đầu đời có tỉ lệ thở khò khè khi 3 tuổi thấp hơn so với những trẻ không tiếp xúc với các chất gây dị ứng này từ ngay sau khi sinh.

Hơn nữa, hiệu ứng bảo vệ là cộng hợp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy, với những trẻ sơ sinh đã tiếp xúc với cả 3 chất gây dị ứng có nguy cơ thấp hơn so với những trẻ đã tiếp xúc với một, hai hoặc không tiếp xúc với chất gây dị ứng nào. Cụ thể là, chứng thở khò khè phổ biến gấp 3 lần ở những trẻ sống trong môi trường không tiếp xúc với các chất gây dị ứng trên (51%), so với những trẻ mà năm tuổi đầu tiên đã sống trong những ngôi nhà có mặt cả 3 loại chất gây dị ứng nói trên (17%).

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh sống trong nhà có một sự đa dạng vi khuẩn dường như ít phát triển dị ứng với môi trường và chứng thở khò khè ở tuổi lên 3.

Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về hiệu ứng phơi nhiễm tích lũy đối với cả các chất gây dị ứng là vi khuẩn và chuột, gián và mèo, họ nhận thấy một sự khác biệt nổi bật. Trẻ em không bị thở khò khè và dị ứng ở tuổi lên 3 đã lớn lên với mức độ dị ứng với các chất trong môi trường sống cao nhất và dường như đã sống trong những căn nhà với các loài vi khuẩn phong phú nhất. Khoảng 41% trẻ không bị dị ứng và không thở khò khè đã lớn lên trong những căn nhà giàu vi khuẩn và chất gây dị ứng như vậy. Ngược lại, chỉ 8% trẻ em đã bị dị ứng và thở khò khè là đã tiếp xúc với những chất này trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Hen suyễn là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cho biết, bệnh này đang gây ảnh hưởng đến khoảng 7 triệu trẻ ở nước này. Khi trẻ lên 3 tuổi, một nửa số trẻ em đã bị thở khò khè, trong đó nhiều trường hợp đã phát triển thành bệnh hen suyễn.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video