Trẻ sinh trên máy bay thì mang quốc tịch nào?

Bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu một em bé được sinh ra trên trời thì em bé đó sẽ mang quốc tịch của nước nào?

Có khá nhiều trường hợp từng được ghi nhận phụ nữ mang thai đã sinh em bé ở trên máy bay. Một trong số đó là Debbie Owen, bà đã hạ sinh ra một cô con gái kháu khỉnh khi đang trên đường bay từ Ghana đến London. Mặc dù bé gái Shona sinh non 6 tuần và được "sinh ra trên trời" nhưng rất may là cô vẫn khỏe mạnh. Nửa giờ sau, máy bay hạ cánh khẩn cấp ở Gatwick và đưa Debbie Owen và Shona vào viện chăm sóc.

Một điều lý thú là tấm hộ chiếu của Shona có ghi về địa điểm nơi sinh của cô là "trên máy bay ở độ cao hơn 9.000m" và sau được đổi thành "sinh ra trên biển" - địa hình mà cô hạ sinh khi máy bay đang bay ngang qua.

Quay trở lại câu hỏi lúc ban đầu, để giải đáp vấn đề này, hãy cùng xuất phát từ một quy tắc cũ trong quy định của luật quốc tế có tên “Cuius est solum, eius est usque ad coelom et ad inferos” với ý nghĩa là “Bất cứ ai sở hữu đất thì họ sẽ sở hữu con đường từ địa ngục tới thiên đàng đi qua mảnh đất ấy”.


Nếu bạn đi du lịch trong tình trạng mang thai...


...bạn mang quốc tịch Mỹ và đi chuyến bay của hàng không Đức tới đảo Maldives...


...bạn sinh em bé ngay trên máy bay ở không phận Pakistan...

Tuy nhiên, quy tắc này sau đó đã không còn phù hợp với sự ra đời và phát triển chóng mặt của khinh khí cầu, máy bay, vệ tinh do thám…

Dần dà, mỗi quốc gia đều tuyên bố sở hữu lãnh thổ trên trời của mình với độ cao là những con số khác nhau và không thống nhất: 69km -159km.


...vậy em bé là người nước nào?

Thậm chí năm 1976, 8 quốc gia ở khu vực xích đạo đã cùng nhau ký tuyên bố Bogota. Theo đó, tuyên bố này sẽ thống nhất lãnh thổ trên không của các nước này lên tới độ cao 35.888km, tương đương với độ cao của vệ tinh địa tĩnh so với mặt đất.

Như vậy, nếu chiếu theo quy tắc này thì rất khó và không thể xác định được quốc tịch của một “em bé trên trời”.


Không một ai có đủ khả năng để sở hữu cả bầu trời!

Vậy nếu không thể lấy quốc tịch theo vùng trời đang bay qua, liệu có thể cho em bé mang quốc tịch của chiếc máy bay hay không? Trên thực tế, giả thuyết này là có cơ sở.

Một minh chứng điển hình là nếu bạn chu du trên một chiếc tàu thủy của Pháp đang lênh đênh ở đại dương - vốn không thuộc một quốc gia nào, người ta mặc nhiên thừa nhận bạn đang ở trong lãnh thổ di động của nước Pháp.

Do đó, sẽ không quá ngạc nhiên nếu bạn làm thủ tục xin cấp quốc tịch Đức cho con gái mình nếu em bé được sinh ra trên một chiếc máy bay của nước này.

Song một vấn đề mới lại phát sinh, đó là liệu quốc gia mà em bé xin được làm quốc tịch có đồng ý với lập luận vừa rồi không?

Thực tế chứng minh có quốc gia đồng ý nhưng cũng có quốc gia phản đối. Thử tưởng tượng nếu ngày nào đó mọi quốc gia đều thông qua điều này, chuyện gì sẽ xảy ra?


Một tấm hộ chiếu với quốc tịch "bầu trời" có thể là phương án khả thi trong trường hợp này?

Liệu có khi nào, mỗi ngày sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu em bé được sinh ra trên các chuyến bay tới Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… với đủ màu da, sắc tộc chỉ để có quốc tịch ở các nước phát triển này.

Vì vậy, nếu một đứa trẻ được sinh ra trên bầu trời, hãy coi đó là một điều may mắn hiếm có. Thay vì phân vân và tranh cãi khi tìm kiếm quốc tịch nào cho đứa trẻ, hãy cấp cho chúng một tấm hộ chiếu với quốc tịch “bầu trời” để chúng có thể đi khắp mọi nơi.

Bài viết trên chỉ mang tính đưa ra giả định bởi theo quy định của một số hãng hàng không, hãng có thể từ chối vận chuyển phụ nữ có thai trong một số giai đoạn mang bầu nhất định.

Cụ thể, phụ nữ mang thai từ khoảng 32 tuần trở lên hoặc chưa xác định rõ thời gian mang thai hay sinh nở, từng gặp trục trặc trong những lần sinh trước...

Đặc biệt, nhiều hãng hàng không tuyệt đối không nhận vận chuyển phụ nữ có thai trong khoảng 7 ngày trước hoặc sau khi sinh.

Bởi trên máy bay có sự thay đổi về độ ẩm, áp suất, không khí thường loãng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dẫn đến tăng huyết áp hoặc khó thở ở phụ nữ có thai nên những thai phụ cần lưu ý cân nhắc và kiểm tra sức khỏe trước khi đặt vé, đồng thời mang sổ khám thai bên mình phòng trường hợp các nhân viên ở sân bay yêu cầu kiểm tra.

*Bài viết dựa trên quan điểm của Robert Krulwich đăng trên chuyên trang khoa học NPR.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Theo Mask
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video