Người Nhật hầu như rất ít khi nghĩ đến câu hỏi Tại sao lại vậy khi đối phương nói ra một điều gì đó. Ta rất ngưỡng mộ sự chân thật và tấm lòng ham học hỏi của trò, nhưng nếu cứ hỏi mãi câu đó sẽ cản trở quá trình tự hoàn thiện của mỗi người.
Nên hạn chế hỏi: Tại sao lại vậy?
Shunryu Suzuki Roshi (1904 – 1971) là một thiền sư đức cao vọng trọng của đất nước Nhật Bản. Ông có công lao vô cùng to lớn với việc truyền bá, lan tỏa Phật giáo tới các quốc gia tại châu Á. Với trí tuệ sáng suốt của mình, thiền sư Suzuki được vô số các môn đồ từ tứ phương theo học. Thế nhưng, sau mỗi bài giảng của thầy, họ thường hỏi: "Thưa thầy, tại sao lại vậy?"
Suzuki đáp: "Người Nhật hầu như rất ít khi nghĩ đến câu hỏi "Tại sao lại vậy?" khi đối phương nói ra một điều gì đó. Ta rất ngưỡng mộ sự chân thật và tấm lòng ham học hỏi của trò, nhưng nếu cứ hỏi mãi câu đó sẽ cản trở quá trình tự hoàn thiện của mỗi người.
Bởi khi hỏi câu ấy quá nhiều, ta sẽ ỉ lại vào lời giải thích, dẫn đến khó tập trung vào việc học hỏi. Một khi trò đã tin tưởng vào ta - thầy của trò, thì hãy cần mẫn làm theo đúng lời ta dạy. Đến một lúc nào đó, khi trò đã có đủ trí tuệ và sự trải nghiệm, trò sẽ tự mình tìm ra được câu trả lời sắc đáng".
Đừng từ chối bất kỳ công việc gì. Cứ làm thôi và bạn sẽ được công nhận. (Ảnh minh họa).
Kiên nhẫn học hỏi, nói ít làm nhiều
Thiền sư Suzuki thường nói với các học trò của mình: "Đừng từ chối bất kỳ công việc gì. Cứ làm thôi và bạn sẽ được công nhận". Kiên nhẫn, đặc biệt là trong công việc là một phẩm đức quan trọng làm nên một người thành công, sự nghiệp vang dội, nở mặt với đời.
Cuộc sống nhiều bất công. Sự nghiệp vốn gập ghềnh. Ỉ lại vào người khác không khó, nhưng chẳng thể tiến bộ, mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí chuốc lấy thất bại đến cuối đời. Người thông minh phải "bỏ con tép bắt con tôm". Đừng hỏi tại sao lại vậy, thay vào đó hãy hành động và tự tìm ra đáp án. Bạn mới có thể nhận được sự công nhận từ người khác.