Triệu phú Mỹ dùng máu con trai 17 tuổi để trẻ hóa

Triệu phú Mỹ Bryan Johnson truyền huyết tương từ máu của con trai 17 tuổi để thực hiện ước mơ đảo ngược tuổi sinh học.

Theo Bloomberg, doanh nhân công nghệ Bryan Johnson, 45 tuổi, gần đây đến một phòng khám sức khỏe ở khu vực Dallas, bang Texas, cùng con trai 17 tuổi Talmage và người cha 70 tuổi Richard để tham gia điều trị hoán đổi máu giữa các thế hệ, trong đó những người lớn tuổi nhận huyết tương của con cái họ.

Theo đó, một lít máu của Talmage được hút ra khỏi cơ thể và cho vào máy để tách thành huyết tương lỏng, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương được truyền trở lại tĩnh mạch Bryan Johnson. Quá trình này sau đó được lặp lại với ông Richard.


Triệu phú Bryan Johnson và con trai Talmage. (Ảnh: Bryan Johnson).

Đây không phải lần đầu tiên triệu phú Johnson đến phòng khám để được truyền máu của người trẻ hơn mình. Trong những lần trước đây, anh nhận máu của một người hiến tặng ẩn danh mà đã cẩn thận lựa chọn hồ sơ dựa trên chỉ số khối cơ thể, nhóm máu, chế độ ăn uống và hồ sơ sức khỏe tổng thể.

Đây cũng không phải đột phá đầu tiên của Johnson trong việc cố gắng trẻ hóa. Đầu năm nay, Bloomberg đưa tin nhà sáng lập công nghệ này đang truy tìm phương cách để đưa "não, tim, phổi, gan, thận, gân, răng, da, tóc, bàng quang, dương vật và trực tràng" về trạng thái như khi ông 18 tuổi. Nỗ lực này tiêu tốn của Johnson khoảng 2 triệu USD mỗi năm khi ông thuê một đội ngũ gồm 30 bác sĩ và chuyên gia để tư vấn về cách lấy lại vóc dáng đỉnh cao ở tuổi thiếu niên.

Bryan Johnson không đơn độc trong thế giới của những người giàu có đang nỗ lực tìm lại tuổi trẻ. Về mặt bản chất, những người như Johnson đang trích xuất máu của người trẻ tuổi để đạt được các đặc tính đảo ngược tuổi tác mà nó được cho là mang lại.

Từ thời của Nữ bá tước Elizabeth Báthory - người đã uống và tắm máu trinh nữ để giữ cho mình mãi trẻ đẹp, khái niệm này thường xuyên xuất hiện trong văn hóa dân gian. Giờ đây, một số nhà nghiên cứu đang bắt đầu cho rằng có thể có cơ sở khoa học ủng hộ cho tất cả hoạt động kinh doanh máu của người trẻ này.

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy khi những con vật thuộc họ gặm nhấm này được ghép lại để chia sẻ một hệ thống tuần hoàn, những con già hơn dường như có một số cải thiện về nhận thức và tuần hoàn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những phát hiện đó có mang đến tác động tương tự với con người hay không.

Trước những lo ngại về một kịch bản giống như hiện tượng "cậu bé máu" được mô tả trong chương trình "Thung lũng Silicon" của đài HBO, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã đưa ra cảnh báo vào năm 2019 với hành vi của truyền máu của người trẻ tuổi, gọi liệu pháp này "chưa được chứng minh".

"Chưa có lợi ích nào được chứng minh về mặt lâm sàng của việc truyền huyết tương từ những người hiến tặng trẻ tuổi để chữa bệnh, giảm thiểu, điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh tật. Ngoài ra, cũng có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng bất kỳ sản phẩm huyết tương nào", FDA từng cảnh báo.

Các chuyên gia đã bày tỏ một số nghi ngờ nghiêm trọng về việc thực hành tiêm máu hoặc truyền huyết tương, lo ngại nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Charles Brenner, nhà hóa sinh tại Trung tâm Y tế Quốc gia City of Hope ở Los Angeles, nói với Bloomberg: "Với tôi, phương pháp này thật kinh tởm, không có bằng chứng và tương đối nguy hiểm".

Brenner có một lý thuyết thú vị về lý do tại sao mọi người lại muốn hoán đổi máu với người thân trực tiếp của họ. "Những người đến các phòng khám này và muốn truyền dịch chống lão hóa về cơ bản đều có vấn đề về lo lắng. Họ lo lắng về tỷ lệ tử vong của bản thân", ông nói.

Tuy nhiên, Johnson phản biện: "Chúng tôi bắt đầu từ những bằng chứng chứ không làm gì dựa trên cảm tính".

Cập nhật: 26/05/2023 Ngôi Sao
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video