Trước khi có radar, người ta làm thế nào để phát hiện ra sự xuất hiện của máy bay trên bầu trời, ngoài việc quan sát bằng mắt thường?
Máy định vị âm thanh của Mỹ năm 1943.
Ngày nay việc phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của các trạm radar. Tuy nhiên, trước khi có công nghệ radar, người ta làm thế nào để phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nhà khoa học đã phát triển một phương tiện phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay rất ngộ nghĩnh. Phương pháp được sử dụng đó là các máy định vị âm thanh. Nhân tố chính của chiếc máy định vị âm thanh này chính là đôi tai của con người.
Máy định vị âm thanh trông như một đôi tai được nối dài, được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau nhưng có cùng một nguyên tắc hoat động. Máy định vị âm thanh sử dụng các ăng ten có hình dạng như những chiếc loa kèn.
Những chiếc loa kèn này thu nhận các sóng âm thanh truyền đi trong không khí với tần số mà tai người không nhận biết. Các sóng âm thanh thu nhận được đi qua một bộ khuếch đại âm thanh đến tần số mà tai người có thể nghe thấy được.
Các nhân viên vận hành máy định vị âm thanh này sẽ phân tích các âm thanh mà họ nghe thấy được qua đó xác định được đối tượng đang di chuyển đến là máy bay hay xe cộ v.v.
Nhờ việc sử dụng các máy định vị âm thanh này mà người ta có thể phát hiện được sự di chuyển của các máy bay hay xe cộ ở một khoảng cách nhất định.
Sau đây là chùm ảnh về một số máy định vị âm thanh được sử dụng trong thế chiến thứ nhất:
Máy định vị âm thanh với hai ống nghe được sử dụng tại Mỹ năm 1921,
chiếc máy này trông như một đôi tai khổng lồ.
Máy định vị âm thanh với 4 ống nghe của CH Czech năm 1920.
Máy định vị âm thanh 2 ống nghe của CH Czech năm 1920.
Máy định vị âm thanh 4 ống nghe của Anh được sử dụng năm 1938.
Máy định vị âm thanh 4 ống nghe của Anh năm 1930.
Máy định vị âm thanh của Nhật Bản năm 1930, trông như dàn kèn khổng lồ.
Máy định vị âm thanh của Pháp năm 1930, trông giống như một trạm radar, các loa kèn
có khả năng xoay được giúp định vị âm thanh từ nhiều hướng khác nhau.
Máy định vị âm thanh của Đức năm 1940, cỗ máy này đã tiến gần hơn tới công nghệ radar.