Trời chuyển lạnh, dịch cúm bắt đầu

Đầu tháng 9/2009 đã có các mẻ vắc-xin đầu tiên đưa ra sử dụng. Công ty Novartis AG của Thụy sĩ thông báo, vắc-xin A/H1N1 an toàn và có tính miễn dịch sau hai tuần chủng.

Khi trời chuyển lạnh là thời gian bắt đầu dịch cúm. Tại bắc bán cầu dịch cảm cúm hoành hành mạnh từ tháng chín cho đến tháng hai, những tháng có nhiệt độ thấp (rét). 

Quá trình sản xuất vaccine bằng trứng gà. 
(Nguồn: AFP)

Dịch cúm với chủng virus mới 

Năm nay, cùng với sự trở lại của dịch cúm thông thường như hàng năm, còn có thêm dịch cúm với chủng virus mới A/H1N1 (gồm yếu tố di truyền của virus cúm người và virus cúm gà trong virus cúm heo). Chủng virus mới này có tính chất đặc biệt là lây lan nhanh giữa người đến người (qua tiếp xúc với người bệnh), tuy nhiên virus này không mang độc tính mạnh, được coi như tương đương với các loại cúm thông thường.

Vì tính chất lây lan nhanh từ người qua người nên hiện nay, trên quy mô toàn câu, các quốc gia đang thực hiện các chính sách và công việc cụ thể để ngăn chặn sự bùng nổ của dịch cúm A/H1N1 này.

Cách phòng bệnh cúm trong sinh hoạt

- Che mũi và miệng bằng khăn giấy (loại dùng 1 lần) mỗi khi ho hoặc hắt hơi, và hủy bỏ khăn giấy này sau khi dùng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau mỗi khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc chùi tay bằng dung dịch cồn (dung dịch cồn 75%).

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Phần lớn virus truyền bệnh qua các ngả này.

- Trách tiếp xúc gần (trong vòng 1m) với người mắc bệnh.

- Trong khi bị bệnh, tránh tiếp xúc với nhiều người khác làm lây bệnh cho họ. 

Tiêm chủng. (Nguồn: AP)

Tiêm chủng vắc-xin cúm

Đầu tháng 9/2009 đã có các mẻ vắc-xin đầu tiên đưa ra sử dụng. Công ty Novartis AG của Thụy sĩ đã báo cáo vắc-xin A/H1N1 an toàn và có tính miễn dịch sau hai tuần chủng.

Vắc-xin mới A/H1N1 chỉ có khả năng chống lại chủng virus mới A/H1N1 mà thôi. Không phải là vắc-xin chống bệnh cúm thông thường (xảy ra hàng năm). Vắc xin cúm A/H1N1 được ưu tiên cho các đối tượng có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người bị bệnh hen suyễn, tiểu đường hoặc mang bệnh tim, phổi.

Về việc tiêm chủng vắc-xin cúm thông thường, cơ quan quản lý dịch bệnh có lời khuyên mọi người nên chủng ngừa bệnh cúm thông thường (cúm xảy ra mỗi năm) trước. Bệnh cúm do nhiều chủng virus sinh ra vì vậy vắc xin cúm thông thường (bao gồm 3 chủng cúm virus thông thường) phòng được bệnh cúm thông thường, hàng năm có nhiều người mắc bệnh.

Chủng vắc-xin cúm là việc quan trọng (được dành ưu tiên) cho những người có hệ miễn dịch yếu (sức đề kháng miễn dịch yếu), người cao tuổi (trên 65) hoặc trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có chứng bệnh như hen suyễn, tiểu đường, bệnh liên quan đến tim và phổi. Ngoài ra việc tiêm chủng cũng rất quan trọng đối với những người mà công việc hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người như cung cấp dịch vụ, nhân viên y tế. 

Hội thảo về cúm A/H1N1. (Nguồn: Reuters)

Dùng thuốc theo hướng dẫn

- Thuốc chống virus do các cơ quan y tế hướng dẫn có thể trị được bệnh cúm thông thường hoặc virus mới A/H1N1.

- Các loại thuốc chống virus (ở dạng viên, dung dịch, phun vào mũi) có khả năng chống lại sự sinh trưởng của virus trong cơ thể người bệnh.

- Thuốc chống cúm có tác dụng làm người bệnh bị cúm nhẹ hơn và mau khỏi bệnh hơn. Ngoài ra còn có thể phòng ngừa các biến chứng do cúm sinh ra.

- Tại nhiều quốc gia (để chống lờn thuốc do sử dụng hỗn loạn), thuốc chống virus được quản lý và phải mua với toa bác sỹ. Thuốc chống virus khác với thuốc kháng sinh.

- Thuốc chống virus có thể có ảnh hưởng trầm trọng đến những người đang ốm nặng, những người đang bị cúm với những biến chứng, thí dụ như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hoặc với những người đang bị bệnh.

- Thuốc chống virus có hiệu quả chữa bệnh cao khi được sử dụng trong vòng hai ngày có triệu chứng bị cúm.

- Các triệu chứng bị cúm có những biểu hiện: sốt (thường có thân nhiệt cao), nhức đầu, mệt mỏi, đau rát cổ họng, ho khan, sổ hoặc nghẹt mũi, đau bắp thịt và một đôi khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Tóm lại, dù mùa cúm đang đến Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam, việc đối phó và phòng ngừa bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng là việc của mọi người từ các cơ quan có trách nhiệm đến các cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

Với tri thức khoa học, ứng dụng vào cuộc sống mọi người có thể tránh bệnh bằng cách đã nêu trong Phương pháp phòng tránh cúm trong sinh hoạt hàng ngày là chính.

Nếu cẩn thận hơn thì có thể tham gia các chương trình tiêm chủng vắc xin cúm để không bị mắc bệnh trong mùa cúm. Trong trường hợp cảm thấy bị bệnh cúm nên bình tĩnh (không sợ hãi) và nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế. Nếu chữa trị sớm người bệnh sẽ nhanh chóng bình phục.

Kiểm tra thân nhiệt tại sân bay. (Nguồn: AP)

TS. Nguyễn Trọng Bình - Vietnamnet (Hoa Kỳ)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video