Trong lịch sử cổ đại, sốt xuất huyết đã “càn quét” các quốc gia thế nào?

Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, sốt xuất huyết liên tục lan rộng và đang lưu hành ở trên 128 quốc gia thuộc các khu vực như Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi. Ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp mắc mỗi năm, số người mắc đã tăng tới 30 lần trong 50 năm qua.

Ghi chép đầu tiên về một trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra là trong một cuốn bách khoa toàn thư về y học của Trung Quốc từ thời nhà Tấn (266–420) đề cập đến "chất độc nước" liên quan đến côn trùng bay.

Khoảng 2.000 năm trước ở vùng sông Nile của Ai Cập, con người đã truyền tai nhau một mầm bệnh chết người được giới hạn trong một loài muỗi cụ thể đã tìm ra cách để phát triển mạnh trong một vật chủ mới: con người.

Đã có những mô tả về dịch bệnh trong thế kỷ 17, nhưng những báo cáo ban đầu hợp lý nhất về dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra từ năm 1779 đến năm 1780, khi một trận dịch tràn qua châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Từ thời điểm đó cho đến năm 1940, dịch bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận xảy ra không thường xuyên. Báo cáo ca bệnh đầu tiên được xác nhận là từ năm 1789 là của Benjamin Rush (Mỹ) người đã đặt ra thuật ngữ "sốt gãy xương" để gọi căn bệnh này vì các triệu chứng đau cơ và đau khớp thường gặp.


 Phát ban là dấu hiệu điển hình khi mắc bệnh sốt xuất huyết.

Căn nguyên của virus và sự lây truyền của muỗi chỉ được giải mã vào thế kỷ 20. Tác động kinh tế xã hội của Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm gia tăng sự lây lan của căn bệnh này trên toàn cầu.

Năm 1906, sự lây truyền của muỗi Aedes đã được xác nhận, và vào năm 1907 bệnh sốt xuất huyết là bệnh thứ hai (sau bệnh sốt vàng da) được chứng minh là do vi rút gây ra. Các cuộc điều tra sâu hơn của John Burton Cleland (Úc) và Joseph Franklin Siler (Mỹ) đã hoàn thành những hiểu biết cơ bản về lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Việc lây lan rõ rệt của bệnh sốt xuất huyết trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai được cho là do sự rối loạn hệ sinh thái. Điều này cũng dẫn đến việc xuất hiện thêm nhiều kiểu huyết thanh khác nhau của căn bệnh này ở những vùng mới và gây ra sự bùng phát đáng báo động của bệnh sốt xuất huyết.

Căn bệnh này được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng khi xuất hiện lần đầu tiên ở Philippines vào năm 1953. Dịch bệnh do vi rút từ muỗi trở thành gánh nặng y tế hàng đầu của đất nước lúc bấy giờ.

Cho tới năm 2019, Philippines vẫn phải đối mặt với những đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ.

Kể từ đó, các ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục được nghi nhận ở các nước Đông Nam Á như: Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào. Malayxia, Singapore và Việt Nam. Khoảng 390 triệu người bị nhiễm bệnh mỗi năm, khoảng nửa triệu người phải nhập viện và khoảng 40.000 người tử vong vì dịch bệnh này.

Vào những năm 1970, nó đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em và đã xuất hiện ở Thái Bình Dương và châu Mỹ.

Sốt xuất huyết Dengue và hội chứng sốc Dengue lần đầu tiên được ghi nhận ở Trung và Nam Mỹ vào năm 1981, do DENV-2 đã được lây nhiễm bởi những người trước đó đã bị nhiễm DENV-1 vài năm trước đó.

Ngày 9/12/2015, Bộ Y tế Mexico đã cho phép sử dụng vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức lưu hành vắc xin phòng sốt xuất huyết. Ngày 1/5/2019 Vaccine Dengvaxia phòng sốt xuất huyết đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thông qua. Đây là vaccine có thể phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cả 4 type huyết thanh.

Cập nhật: 03/07/2024 thoidaiplus
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video