Khi bị sốt xuất huyết nên làm gì và ăn uống thế nào để bệnh nhanh khỏi?

  •  
  • 1.132

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường xuất hiệu các biểu hiện như: chán ăn, có vị đắng trong miệng,… Do sức đề kháng và hệ miễn dịch lúc này đều suy giảm nên người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vậy câu hỏi đặt ra là bị sốt xuất huyết kiêng gì và nên ăn gì để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng và phục hồi nhanh?

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết

  • Sốt cao, lên đến 40 độ C;
  • Nhức đầu nghiêm trọng;
  • Đau phía sau mắt;
  • Đau khớp và cơ;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Phát ban.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Bị sốt xuyết nên làm gì, ăn gì?

Nhiều người sẽ rất lo lắng bởi không biết khi bị sốt xuất huyết nên làm gì, ăn gì và điều trị như thế nào để bệnh có thể nhanh khỏi, tránh những biến chứng có thể gây tử vong. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà người mắc bệnh sốt xuất huyết nên và không nên ăn.

Những thực phẩm nên kiêng khi bị sốt xuất huyết

1. Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều khi mắc bệnh. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt,…sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh.

2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ


Khi bị sốt xuất huyết, hãy kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Người bệnh nên tránh các món chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ vì chúng gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, làm cho cơ thể chậm hồi phục hơn.

3. Thực phẩm sẫm màu

Bệnh nhân sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh, chẳng hạn như cà phê, socola, coca, dưa hấu,... Mục đích việc này là để bác sĩ không nhầm lẫn, có thể dễ dàng nhận biết bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

4. Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein

Ngoài việc phải kiêng những thực phẩm trên thì người bị sốt xuất huyết cũng nên ăn kiêng ăn trứng. Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do đó, sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Chính vì thế, người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn trứng và những thực phẩm giàu protein.

5. Đồ ngọt

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước ngọt, soda, … đồng thời cũng không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho bạch cầu chống lại các vi khuẩn chậm hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng hơn, lâu khỏi hơn.

Những thực phẩm nên ăn khi bị sốt xuất huyết

1. Nước

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, người sốt xuất huyết thường sốt cao kèm mất nước nên quan trọng nhất là phải bù nước, điện giải như uống oresol. Theo đó người bệnh nên uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.

2. Cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi "Khi bị sốt xuất huyết nên làm gì?" là hãy cho bệnh nhân ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà, ... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

3. Nước ép từ các loại rau

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.


Nước ép từ các loại rau, củ, quả rất tốt cho quá trình điều trị sốt xuất huyết.

4. Cho trẻ ăn bù sau khỏi bệnh

Một điều quan trọng nữa là sau sốt xuất huyết nên ăn gì. Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Do ốm nên khẩu vi của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, ...

Một số loại hoa quả người mắc sốt xuất huyết nên ăn

  • Bí ngô: Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh. Ngoài ra, bí ngô còn có thể dùng để nấu súp/ canh để ăn trong bữa chính cho người bệnh.
  • Đu đủ: Có thể cho bệnh nhân ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ để uống. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối giúp cơ thể bớt mệt mỏi.
  • Cam, bưởi: trái cây họ cam giàu chất khoáng và chứa nhiều vitamin C thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu ăn cam thay vì vắt lấy nước, bệnh nhân còn nhận được lượng chất xơ dồi dào từ tép cam, giúp giảm hiện tượng khó tiêu và buồn nôn. Đây là loại trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Ổi: tương tự như cam, ổi giàu vitamin C, rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
  • Dưa gang: Ngoài đặc điểm giàu nước và chất khoáng, dưa gang còn giải nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể, rất thích hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết

Những việc cần làm khi bị sốt xuất huyết

1. Ngăn muỗi tiếp xúc với da

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết chính là do muỗi truyền bệnh, do vậy không nên để muỗi tiếp xúc với da, vì khả năng muỗi sẽ đốt và truyền thêm một lượng vi rút gây bệnh, không những khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Ngủ màn kể cả ban ngày. Không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.

2. Diệt muỗi trong khu vực sống

  • Sử dụng thuốc diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy; dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như vỏ đồ hộp, chai lọ, …
  • Dọn rác ở các bãi đất trống.
  • Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa, diệt muỗi,
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp.

Những việc không nên làm khi bị sốt xuất huyết

1. Không nên ra gió, tắm nước lạnh

Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà, không nên ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm. Lý do là vì nước lạnh có khả năng làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng, đây là tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột.

2. Không nên tự ý dùng thuốc hạ nhiệt

Vì chưa xác định chính xác biểu hiện sốt là do bệnh gì nên không được tự ý sử dụng các thuốc hạ nhiệt, nhất là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, có khả năng xảy ra xuất huyết dạ dày dữ dội, đe dọa đến tính mạng. Thay vào đó, có thể hạ sốt bằng cách cho người bệnh mặc đồ mỏng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm vắt kiệt và đắp vào trán, nách cho người bệnh. Nếu phải dùng thuốc, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không thực hiện cạo gió.

3. Không nên uống cà phê, hút thuốc, uống rượu

Cafein và các chất kích thích nói chung sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi hơn và không đủ sức chống chịu lại các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.


Không nên uống bia rượu và sử dụng những chất kích thích khác trong khi bị bệnh.

Nếu bạn vẫn đang hoang mang không biết khi bị sốt xuất huyết nên làm gì hay sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi, thì hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Cập nhật: 06/02/2023 Theo khampha
  • 1.132