Trồng rừng tại sa mạc Avarah

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Tel Aviv, Israel, đang tiến hành trồng rừng tại sa mạc Aravah, Israel.

Bằng việc trồng các loài thực vật bản địa, (sử dụng lượng nước thải tái chế vốn không phù hợp cho nông nghiệp) ở các vùng đất khô cằn tại sa mạc Aravah, Israel, các nhà nghiên cứu bao gồm giáo sư Amram Eshel và giáo sư Aviah Zilberstein, làm việc tại Trung tâm Năng lượng tái tạo mới và Khoa học đời sống George S. Wise, Phân Khoa Sinh học Phân tử và Sinh thái học thực vật, Đại học Tel Aviv, Israel, đã thành công trong việc góp phần làm giảm lượng phát thải khí carbon trong khí quyển.

Ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả các khu vực ở Ấn Độ, Trung Á và vùng sa mạc Sahara, việc trồng mới các loại thực vật bản địa trong điều kiện địa hình hiểm trở, khô hạn, thật sự mang lại hiệu quả trong nỗ lực làm giảm phát thải khí CO2. Các loại cây trồng vốn có thể hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và chuyển đổi thành oxy.

Kết quả của nghiên cứu cứu này đã được công bố trên Tạp chí the European Journal of Plant Science and Biotechnology.

Mặc dù việc trồng rừng hiện tại của chúng tôi là một sáng kiến ​​cần thiết, Giáo sư Eshel nói, nhưng hành động này không đủ để bù đắp lượng phát thải khí CO2 trên phạm vi toàn cầu. Trong nỗ lực để trồng mới rừng, nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển, nhiều quốc gia đã chuyển đổi đất nông nghiệp màu mỡ thành rừng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng sự tăng trưởng đáng khích lệ (diện tích rừng) trên một mảnh đất vốn khô hạn, chẳng hạn như đất sa mạc, là một xu hướng khả thi hơn.

"Khi nhìn vào sự cân bằng carbon trên tổng thể của việc chuyển đổi đất nông nghiệp và nước ngọt thành các sản phẩm năng lượng, bạn có thể không thu được nhiều lợi ích", theo giáo sư Eshel.

"Bởi vì bạn đã đầu tư rất nhiều năng lượng trong quá trình chuyển đổi này, do đó, đã góp phần phát hành một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển".

Để bảo tồn nước ngọt, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các nguồn nước được coi là chất lượng thấp, chẳng hạn như nước thải tái chế và nước muối là sản phẩm của nhà máy khử muối nội địa. Giai đoạn cuối cùng của là phải tìm ra loại cây trồng bản địa giỏi thích nghi với môi trường sa mạc. Các nhà nghiên cứu đã chọn Tamarix(một chi thực vật bao gồm cây tuyết tùng muối và là loài cây bản địa sống ở các sa mạc). Khoảng 150 chủng loại khác nhau của các loài thực vật được sử dụng, phát triển trong cả hai thiết lập: một khu vườn phổ biến và mật độ mô phỏng cây trồng thương mại.

Bên cạnh đó, rừng cây ở sa mạc ( không sử dụng đất dành cho nông nghiệp) cũng có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo. Những "sinh khối" hoặc "nhiên liệu sinh học", có nguồn gốc từ cây trồng tự nhiên, có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than đá.

"Cần triển khai việc trồng rừng ở sa mạc trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như sa mạc Sahara, đủ lớn để phát triển các loại cây trồng trên một quy mô lớn hơn".
Giáo sư Eshel nói thêm rằng: "những gì đã được thực hiện ở sa mạc Aravah, Israel, có thể được nhân rộng ở những nơi khác (sa mạc khác) để đem lại hiệu quả lớn trong việc bù đắp cho lượng phát thải khí CO2 vào khí quyển hiện nay".

Nghiên cứu này là một sự hợp tác giữa trường Khoa học môi trường Porter, Đại học Tel Aviv, Israel; Trường Đại học Tuscia, ở Viterbo, Ý; và Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Ixrael. Kinh phí nghiên cứu được cung cấp bởi Bộ Môi trường, Đất đai, và Biển, Italy.

Hồ Duy Bình (Aftau.org)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video